Nộp đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?
1. Luật sư tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Có thể thấy, những vụ việc liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ diễn ra giữa những người xa lạ mà còn giữa những người có mối quan hệ thân thiết gắn bó như gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân thường mất cảnh giác, dễ sa vào cái bẫy mà tội phạm đa giăng ra. Bên cạnh đó, rất nhiều người dù là nạn nhân những cũng lung túng không biết giải quyết như thế nào, trình báo ở đâu vì thiếu kiến thức pháp luật. Vì vậy, nếu bạn đang có thắc mắc và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:
- Tư vấn về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Giải đáp thắc mắc về quyền lợi và nghĩa vụ của bị hại trong quá trình giải quyết về hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Tư vấn về thời hạn xóa án tích đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để làm rõ hơn vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
2. Nộp đơn tố giác hành vi chiếm đoạt tài sản ở đâu?
Câu hỏi: Luật sư tư vấn về vấn đề tố giác hành vi lừa đảo chiểm đoạt tài sản. Nội dung tư vấn như sau: Chào luật sư. Xin tư vấn cho em về thủ tục tố cáo hành vi lừa đảo ạ. Em ở Đồng Tháp qua mạng xã hội em biết và nhận làm tranh cho 1 người ở Hà Nội. 10 bức tranh trước trả cọc cho người đó 4.250.000 đồng có hợp đồng ghi rõ làm xong trả tranh sẽ trả cọc và công.
Lần sau chuyển khoản 2.800.000 cọc 10 bức. 10 bức trước em làm xong gửi hẹn mãi không nhận lại. 10 bức sau thì không thấy giao luôn. Giờ em gọi điện người đó không nghe máy. Hỏi ra mới biết rất nhiều bạn bị giống em, có người lên tới cả trăm triệu. Vậy cho em hỏi sự việc trên em có thể làm đơn tố cáo người đó lừa đảo được không? Em phải làm thế nào? Em ở Đồng Tháp mà người đó ở Hà Nội trong khi đó em mới sinh em bé không đi tới nơi đó được.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật thì lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người bằng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
Theo đó, xác định các yếu tố cấu thành tội phạm này như sau:
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện tội phạm:
Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này."
Thứ hai, khách thể của tội phạm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Thứ ba, mặt khách quan của tội phạm: Hành vi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được chủ thể thực hiện tội phạm sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu tài sản và sự gian dối thể hiện trước khi chiếm đoạt được tài sản.
Thứ tư, mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý với mục đích chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên với trường hợp của bạn mặc dù hành vi của người mua tranh là trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người đó thì cần phải có căn cứ chứng minh được mục đích ngay từ đầu của người đó nhằm để chiếm đoạt tài sản của bạn cụ thể là phần cọc mà bạn đã gửi và sau khi có được tiền sản thì tìm cách trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Nếu bạn nhận thấy họ có những dấu hiệu gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền của mình thì bạn có thể làm đơn tố giác gửi tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Trường hợp nếu bạn không có điều kiện ra Hà Nội, thì bạn nộp đơn tố giác tội phạm tại cơ quan điều tra cấp tỉnh nơi bạn cư trú thì vẫn có thể được.
Theo Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”; và cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm của bạn, nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra có trách nhiệm chuyển vụ án cho cơ quan có thẩm quyền theo Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”
Nếu bạn gửi tin báo, tố giác tội phạm mà cơ quan điều tra không thụ lý, không thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự, gây ảnh hưởng đến quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan điều tra nơi bạn gửi để họ xem xét lại vụ việc và yêu cầu họ trả lời bằng văn bản về việc chưa giải quyết tin báo, tố giác tội phạm của bạn.
>> Luật sư tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua tổng đài: 1900.6169
-------------
Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn xác định hành vi lừa đảo khi bán hàng trên mạng
Thưa luật sư cho tôi hỏi vấn đề Tối có quen 1 bạn trên mạng xã hội facebook mua bán online mặt hàng hoa phong lan. Ngày 4 tháng 1 tôi có chuyển đơn hàng 2 triệu đồng. Ngày 5 tháng 1. Tôi chuyển tiếp 6,6 triệu đồng Ngày 6/1 tôi chuyển thêm 5,5 triệu đồng trên 2 số tk tại ngân hàng,hiện tiền tôi đã chuyển mà đơn hành chưa nhận dc. Liên lạc thì có dấu hiệu lùa đảo. Vòng vo. Ko bât máy dt. Không trả lời tin nhắn Vậy xin hoi luật sư. Với số tiền như trên thì dc xủa phạt như thế nào Về thông tin người đó e chỉ có chưng minh nhân dân và 2 số tk ngân hàng Xin cảm ơn luật sư!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
>> Tư vấn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Trong trường hợp này anh/chị cần xác định về ý chí của phía bên kia về việc giao kết hợp đồng và có ý định chiếm đoạt tài sản từ khi nào để xác định về tội lạm dụng tìn nhiệm hay lừa đảo chiểm đoạt tài sản. Theo đó, anh/chị cần trình báo tới cơ quan công an vì tổng số tiền mà anh/chị đã chuyển đã đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai loại tội danh nêu trên, anh/chị có thể tham khảo để xác định tội danh và mức hình phạt sau khi có kết luận điều tra chính xác.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất