Như thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức trái luât?
1. Luật sư tư vấn về viên chức
Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Vậy trong trường hợp nào đơn vị sự nghiệp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc và trong trường hợp này viên chức phải xử lý như thế nào? Để nắm rõ hơn các quy định về pháp luật về vấn để này, anh/chị có thể liên hệ tới Luật Minh Gia để được tư vấn rõ hơn.
Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, anh/chị vui lòng gửi câu hỏi hoặc gọi đến Luật Minh Gia để được hỗ trợ và bên cạnh đó anh/chị có thể tìm hiểu thêm tại một số tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:
2. Quy định về chấm dứt hợp đồng làm việc trái luật
Câu hỏi tư vấn: Chào luật sư, xin luật sư tư vấn cho tôi một việc. Tôi là giáo viên được kí hợp đồng dài hạn từ ngày 26.6.2012, hiện tôi đang nghỉ sinh (tôi nghỉ sinh từ ngày 26.12.2016) đến 1.6.2017 tôi bị nhà trường thông báo là cắt hợp đồng lao động, tính đến 1.6.2017 tôi vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh mà bị đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do không đủ ngân sách chi trả lương cho hợp đồng, vậy xin hỏi luật sư nhà trường làm như vậy có đúng không (trong quá trình công tác tôi luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ). Xin luật sư tư vấn giúp cho tôi, tôi cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của chị chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:
Theo như thông tin mà chị cung cấp thì chị bắt đầu kí kết hợp đồng lao động với đơn vị từ 26/6/2012 đến 1/6/2017 chị bị nhà trường thông báo chấm dứt hợp đồng lao động vì lí do khong đủ ngân sách trả tiền lương.
Trong trường hợp này, có thể xác định loại hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, theo quy định tại điều 25 Luật Viên chức 2010 quy định về các loại hợp đồng làm việc của viên chức:
“1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.”
Trong trường hợp hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, đơn vị sự nghiệp chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 29 Luật Viên chức 2010:
“1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”
Mặt khác theo quy định tại khoản 3 điều 29 Luật viên chức 2010 quy định về các trường hợp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc:
“Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.”
Do vậy trường hợp của chị đang trong thời gian nghỉ thai sản thì đơn vị không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động. Đơn vị đưa ra lí do là không đủ ngân sách để trả lương để chấm dứt hợp đồng làm việc là trái với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này tranh chấp về giải quyết hợp đồng làm việc sẽ được giải quyết theo pháp luật lao động theo quy định tại điều 30 Luật Viên chức 2100
"Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động."
Tranh chấp trên sẽ được xác định là tranh chấp lao động cá nhân về đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động trái luật trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của mình, chị có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi đơn vị có trụ sở hoặc Tòa án cấp huyện nơi bạn cư trú để giải quyết tranh chấp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất