Nhiễm virus Corona, quyền lợi người lao động giải quyết như thế nào?
Khi làm việc, người lao động rủi ro trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Hơn nữa, Corona là một virus truyền nhiễm nên dễ dẫn đến tình trạng lây lan ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động cần phải nắm rõ các quy định pháp luật về các trách nhiệm của công ty khi người lao động bị nhiễm bệnh. Từ đó, có căn cứ xác định để người lao động yêu cầu công ty giải quyết quyền lợi trong các trường hợp có liên quan.
Nếu đang rơi vào trường hợp tương tự, bạn có thể liên hệ Công ty Luật Minh Gia để luật sư của chúng tôi giải đáp và hỗ trợ kịp thời. Hoặc có thể gửi câu hỏi hoặc gọi: 1900.6169 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn về phương hướng giải quyết trường hợp của bạn.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để trang bị thêm kiến thức về pháp luật về lao động liên quan đến trường hợp người lao động bị nhiễm virus Corona.
Nội dung tư vấn: Dear Quý Công ty, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV). Trước tình hình này, người lao động chúng tôi quan tâm hai vấn đề như sau nhờ quý Công ty giải đáp giúp: 1. Khi người lao động (NLĐ) làm việc cho Người sử dụng lao động (NSDLĐ) mà mắc dịch bệnh cụ thể là nhiễm virus Corona do tiếp xúc khách hàng của Công ty (trong quá trình làm việc) thì Công ty có trách nhiệm như nào với chúng tôi, và chúng tôi có trách nhiệm gì với Công ty. 2. Khi NLĐ làm việc cho NSDLĐ nhưng nhiễm virus Corona ở ngoài giờ làm việc hoặc trong giờ làm việc, nhưng không liên quan đến Công ty, không liên quan đến khách hàng công ty thì Công ty và người lao động có trách nhiệm gì với nhau. Cơ sở pháp lý nào để căn cứ xử lý như nào. Nhờ quý Công ty chỉ rõ. Trân trọng cảm ơn Quý công ty, kính chúc Quý công ty ngày càng phát triển bền vững. Trân trọng.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:
Nguyên nhân dịch bệnh được xem xét là nguyên nhân khách quan mà không căn cứ dựa trên thời gian, quá trình làm việc, vì vậy, không đặt ra trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đồng thời, đây là nguyên nhân không được xem xét dưới dạng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà ở dạng chế độ ốm đau. Căn cứ Khoản 1, Điều 4 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định:
“Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly”.
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, thì người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, đối với người bị mắc bệnh truyền nhiễm corona tức thuộc bệnh dịch nhóm A sẽ thuộc trường hợp ốm đau, phải tiến hành điều trị và sẽ được bảo hiểm xã hội tiến hành chi trả theo chế độ ốm đau.
Trường hợp không được bảo hiểm chi trả, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm trả lương ngừng việc theo quy định của Khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 như sau:
"Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1.Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định."
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất