LS Vũ Thảo

Nhận tiền xin việc giúp không thành có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bạn của tôi làm cho công ty của H, có người đến nhờ bạn tôi nộp hộ hồ sơ tuyển dụng và đưa tiền cho người có quyền hạn trong Công ty. Tuy nhiên, khi không xin được việc bạn tôi trả lại một ít số tiền, số còn lại vay của người đó. Vậy hành vi của bạn tôi có cấu thành lừa đảo chiếm đoạt tài sản không.
Câu hỏi:
 

Một người bạn của tôi làm cho công ty của H, qua giới thiệu đã có người đến nhờ bạn tôi nộp hộ hồ sơ tuyển dụng nhà cơm cung cấp cơm hộp cho công nhân trong công ty, và người đó đã cùng người bạn của tôi đi cùng đến nhà giám đốc, nhà kế toán trưởng để đặt vấn đề và cũng chi tiền cho giám đốc là 50 triệu, cho kế toán trưởng là 10 triệu. Chính người đó đưa trực tiếp cho GĐ, kế toán trưởng qua hình thức cho vào túi quà. Mấy hôm sau thì ông Giám đốc có trả lại số tiền 50 triệu cho bạn tôi nhờ trả lại cho người cung cấp cơm họp kia, còn kế toán trưởng cũng đã trả trực tiếp lại 10 triệu cho người cung cấp cơm hộp. Vài ngày sau người cung cấp cơm hộp lại đặt vấn đề với bạn tôi là chi thêm tiền để được duyệt hồ sơ và để được tuyển vào cung cấp cơm hộp cho công nhân. Người đó đã chi cho bạn tôi 100 triệu để đưa cho kế toán trưởng, và biếu bạn tôi 50 triệu làm quà. Tổng cộng là bạn tôi cầm của người đó 200 triệu, nhưng không có biên nhận hay giao kèo gì bằng văn bản. Sau mấy tháng thì công ty bạn tôi có sự thay đổi không tuyển nhà cung cấp cơm nữa, bạn tôi đã trả lại người kia 80 triệu và vay lại 120 triệu vì một lí do khác và cũng hứa với người kia là sẽ trả lại số tiền đó bằng hình thức mỗi tháng trả dần 5 triệu. Vậy xin hỏi Luật sư bạn tôi có bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không, nếu có thì chịu khung hình phạt nào?

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về việc hành vi của bạn bạn có cấu thành tội lừa lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?

 

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

 

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

…”.

 

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

 

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn của bạn làm việc tại công ty của H, qua giới thiệu có người đến nhờ bạn của bạn nộp hộ hồ sơ tuyển dụng và đưa tiền cho người có chức vụ quyền hạn trong công ty để trở thành nhà cung cấp cơm hộp cho công nhân trong công ty. Như vậy, bạn của bạn không có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản nên không cấu thành lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Thứ hai, nếu bạn của bạn dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi đó cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Tuy nhiên, nếu có chứng cứ chứng minh bạn của bạn có hành vi đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người ứng tuyển tin đó là thật và giao tài sản cho bạn của bạn thì hành vi đó cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

d) Tái phạm nguy hiểm;

 

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

 

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

 

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này..."

 

Trân trọng
Cv. Trần Hiên - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo