Người sử dụng lao động có bắt buộc phải đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động?
1. Luật sư tư vấn pháp luật lao động, bảo hiểm
Theo quy định của pháp luật bảo hiểm, khi phát sinh quan hệ lao động thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia chế độ bảo hiểm này với các mức đóng khác nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế vì một số lí do nhất định mà người sử dụng lao động hoặc người lao động không muốn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong quy định của pháp luật bảo hiểm chỉ có một số trường hợp người lao động và người sử dụng lao động không cần phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn những trường hợp khác, việc không tham gia bảo hiểm khi giao kết hợp đồng lao động là hành vi vi phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Để được tư vấn cụ thể về vấn đề chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, tránh các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ tư vấn trường hợp cụ thể của mình.
2. Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động
Câu hỏi tư vấn: Tôi là Hiệu trưởng một trường tư thục tại TP.HCM, cơ quan tôi có một nhân viên nữ làm công tác văn phòng sanh tháng 8/1956 (hiện nay đã 59 tuổi ) đã tham gia đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ tháng 10/2005 cho đến nay.
Cho tôi xin hỏi:
1/ Theo luật BHXH hiện hành, cơ quan tôi có thể không đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN cho cô ấy được không? (chúng tôi có thể ký hợp đồng trong đó chi trả một khoản tiền tương ứng với mức đóng trên)
2/ nếu được chúng tôi cần làm thủ tục gì để cô ấy được hưởng BHXH một lần.
Xin cám ơn rất nhiều.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn câu hỏi của bạn dành cho công ty Luật Minh Gia, để trả lời thắc mắc của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì việc tham gia và đóng bảo hiểm xã hội là bắt buộc. Cụ thể
Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;
c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;
d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;
đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;
g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, khi bạn ký hợp đồng lao động với người lao động thì đồng thời phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trích từ phần tiền lương của họ.
Thứ hai, thủ tục để hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Theo quy định tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2006 về hưởng trợ cấp xã hội một lần như sau:
Điều 56. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, để hưởng bảo hiểm một lần này cần hoàn tất thủ sau, giấy tờ sau:
+ Đơn xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Kèm theo CMTND, giấy tờ chứng minh khác liên quan. Sau đó nộp cho cơ quan bảo hiểm để được giải quyết.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất