Trần Diềm Quỳnh

Người sử dụng lao động chậm trả tiền lương

Công ty hẹn mãi mà không trả lương cho công nhân. Công ty tuyên bố phá sản. Vậy nếu chúng tôi không được trả lương thì chúng tôi phải làm như thế nào?

 

Chào luật sư! Em xin đại diện cho những người làm việc trong công ty xin hỏi luật sư về việc cty không trả lương cho công nhân. Luật sư vui lòng tư vấn giùm e. Em xin trình bày sự việc: Công ty em là cty may mặc, Khi vào làm có cho ký 1 hợp đồng thử việc 3 tháng và hứa sẽ ký hợp đồng chính thức sau khi thử việc. Lương thường trả vào ngày 15 tây tháng sau nhưng cty cứ hẹn hoài. Hẹn 25 tây trả lương, rồi 1 tây vẫn chưa có. Cuối tháng 5 chủ trốn về tp và không trả lương. Mấy anh chị trong cty có gọi công an và công đoàn đến nhưng đợi đến tối 8h tối mấy anh bên chính quyền mới làm tờ biên bản để đảm bảo rằng máy móc vẫn còn cho đến ngày hôm sau (vì trước đó chủ có bán máy bớt đi). Có chữ ký của 1 người quản đốc (người đó gần nhà chủ, được chủ giao cho quan lý giùm chứ chưa goi là quản đốc) , 1 vài công nhân và chính quyền. 1.6.2017 , bên công đoàn vào làm thủ tục rồi tuyên bố phá sản, hẹn anh chị: Lương tháng 4 sẽ trả vào ngày 15.6.2017. Lương tháng 5 sẽ trả vào ngày 30.6.2017, chậm nhất là ngày 15.7.2017, và chủ trả lương sẽ có mặt của chính quyền và bên công đoàn nhưng đến ngày 15.6.2017 thì chủ không đến (nhưng lại xuống gần cty đi ăn với ai đó) bên công đoàn có đến trễ và có 2 anh công an xã đến (khi được gọi) Bên công đoàn đến nói chủ gọi cho bên công đoàn nói hứa ngày 25.6 2017 sẽ trả. Nếu không trả thì bên công đoàn sẽ chỉ làm đơn thưa kiện. Nếu ngày đó không trả lương nữa thì chúng em phải làm sao bây giờ thưa luật sư? Trong khi đóCông nhân, chủ nợ 2 tháng, có người 3 tháng, mức lương trung binh: 4 - 5 tr/tángKỹ thật, chủ nợ 4 tháng, mức lương: 10tr/tháng. Trung bình chủ nợ mọi người cả tỷ. Xin luật sư vui lòng tư vấn giúp giùm tụi em ạ. E thay mặt mọi người xin chân thành cám ơn a ! 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo Điều 96 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

 

“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

 

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

 

Do đó, chủ công ty của bạn phải có trách nhiệm trả lương đầy đủ, đúng thời hạn cho nhân viên.

 

Theo Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:

 

“1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

 

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

 

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

 

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương”

 

Bạn phải xem xét rõ, công ty bạn phá sản có thật hay không? Chủ công ty có làm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng thời hạn cho nhân viên hay không? Dù công ty có lý do bất khả kháng để không trả lương đúng hạn cho nhân viên nhưng đã quá hạn hơn 2 tháng với lương tháng 4 và lương tháng 5.

 

Nếu công ty không tiếp tục trả lương thì bạn có thể lên Ủy ban nhân dân huyện nơi bạn đã làm việc trước đó để trình bày hành vi của người sử dụng lao động. Sau quá trình tìm hiểu vụ việc, nếu thấy có đủ căn cứ, Ủy ban nhân sẽ ra quyết định xử phạt hành chính. Khi bị xử phạt hành chính thì Ủy ban nhân dân huyện sẽ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính, tức là người sử dụng lao động sẽ buộc trả tiền lương chưa trả.

 

Theo Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định như sau:

 

"3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:


a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;


b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

Do bạn không cung cấp thông tin chi tiết về số lượng người lao động bị chậm trả tiền lương nên tôi không thể trả lời rõ. Nhưng người sử dụng lao động (chủ công ty) của bạn bị phạt tiền theo quy định pháp luật.

 

Ngoài ra, do hành vi chậm trả tiền lương, chủ công ty bạn còn phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Nhưng do bạn không cung cấp thông tin chi tiết, nên chúng tôi không thể tính chính xác khoản tiền mà người chủ công ty phải trả thêm cho bạn. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Hoàng Thủy  - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo