LS Vũ Thảo

Người nhặt được tài sản đánh rơi không trả cho chủ sở hữu thì xử lý như thế nào?

Nếu nhặt được tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên có phải trả lại cho chủ sở hữu không? Trường hợp người nhặt được cố tình không trả lại tài sản thì giải quyết như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể những vấn đề này?

1. Luật sư tư vấn quy định về xác lập quyền sử hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

Quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản được pháp luật công nhận và bảo vệ. Do đó, trường hợp chủ sở hữu đánh rơi hoặc bỏ quên tài sản thì cũng không đương nhiên đánh mất quyền sở hữu đối với tài sản đó. Tuy nhiên, trên thực tế có những người nhặt được tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên hiểu lầm rằng họ được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này. Do đó nhiều trường hợp phát sinh những hậu quả pháp lý liên quan trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự. 

Để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên thì bạn có thể liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi Gọi: 1900.6169 để chúng tôi hướng dẫn tư vấn, giải đáp thắc mắc và quyền. lợi ích hợp pháp của bạn được đảm bảo tối đa. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm phương hướng xử lý khi nhặt được tài sản đánh rơi đúng quy định pháp luật. 

2. Người nhặt được tài sản đánh rơi không trả cho chủ sở hữu thì xử lý như thế nào?

Câu hỏi: Tôi đánh rơi điện thoại khi rời nhà. Khi phát hiện tôi đã điện vào điện thoại của mình nhưng người nhặt (A) đã tắt không nghe. Sau đó tôi định vị được vị trí điện thoại nên đã gửi tin muốn xin lại và khóa màn hình.Sau đó tôi gọi lại nhưng người đó vẫn tiếp tục tắt máy và không muốn trả lại. Tôi có thể nhờ cơ quan chức năng can thiệp không?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ tại Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:

"1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật."

Theo đó, đối chiếu với trường hợp của bạn: Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có đánh rơi điện thoại và đã cố gắng liên hệ với A nhưng không được. Theo quy định trên, người phát hiện tài sản do bạn đánh rơi mà biết địa chỉ của bạn thì phải có trách nhiêm thông báo hoặc trả lại tài sản cho bạn. Nếu không biết địa chỉ thì A phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã gần nhất để thông báo công khai cho bạn biết để nhận lại.

Trường hợp A cố tình không trả bạn thì tùy theo giá trị của chiếc điện thoại mà A có thể bị xử phạt hành chính theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

...

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác."

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tội giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, A cố tình không trả điện thoại cho bạn và chiếc điện thoại sau khi được giám định có trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên thì A có thể bị xử lý hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản. Nếu tài sản trị giá dưới 10.000.000 đồng thì A bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Trường hợp bạn không liên hệ được với A thì bạn có thể nộp đơn trình báo đến cơ quan công an nơi bạn cư trú/nơi đánh rơi điện thoại để được hỗ trợ tìm lại tài sản. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169