LS Thanh Hương

Người lao động tự ý nghỉ, không bàn giao công việc xử lý thế nào?

Hiện nay, vấn đề tự ý nghỉ việc của người lao động xảy ra ngày càng nhiều, điều này gây nên những khó khăn nhất định cho người sử dụng lao động, do đó người sử dụng lao động giữ lại lương không chi trả cho người lao động, gây nên rất nhiều tranh chấp. Vì vậy, các bên trong quan hệ lao động cần nắm được các quy định pháp luật lao động để tránh những tranh chấp không mong muốn có thể xảy ra.

1. Tư vấn về vấn đề sa thải khi người lao động tự ý nghỉ việc

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật lao động khi người lao động có hành vi vi phạm như trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tự ý bỏ việc…Khi người lao động có những hành vi vi phạm trên thì người sử dụng lao động được phép áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, không phải vi phạm nào cũng được phép áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, thực tế có nhiều trường hợp sa thải không đúng pháp luật dẫn đến lợi ích của người lao động bị xâm phạm.

Do đó, để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, khi bạn hoặc người thân của mình gặp phải vấn đề trên và chưa biết phải giải quyết như thế nào thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi giải quyết sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong vấn đề này.

2. Xử lý trường hợp sa thải người lao động

Nội dung yêu cầu tư vấn:

Dear Quý Công ty! Hiện tôi có một câu hỏi rất mong sớm nhận được sự trợ giúp của Quý công ty. Cụ thể là: Nhân viên phụ trách bảo hiểm của Công ty tôi ngày 13/07/2015 thông báo nghỉ việc và muốn xin nghỉ luôn trong ngày. Nhưng Giám đốc không đồng ý, vì phải có thời gian bàn giao công việc Nhân viên đó lấy lý do gia đình có việc riêng xin nghỉ 02 ngày sau đó đến bàn giao.Công ty đã đồng ý cho nghỉ, nhưng sau đó mãi đến chiều ngày 20 nhân viên đó mới đến, nhưng vẫn chưa hoàn tất thủ tục bàn giao. Sau đó P. Nhân sự đã gửi một thông báo chính thức cho nhân viên đó đến Công ty để bàn giao công việc. Nhưng nhân viên đó vẫn không đến. Sau khi kiểm đếm xong, phát hiện thấy bị thiếu 02 sổ BHXH của Nhân viên, tờ rời BHXH...và một vài vấn đề khác. Hiện chúng tôi đang xử lý theo cách:

1. Ra quyết định sa thải nhân viên, lý do: nghỉ việc không có lý do chính đáng quá 5ngày/tháng.

2. Tạm giữ lương tháng 7 của nhân viên, cho đến khi nhân viên đó đến công ty để giải quyết nốt những vấn đề còn tồn đọng.

Vậy xin hỏi:

Chúng tôi làm như thế có sai luật không? Và nếu đã có quyết định sa thải, thì có được yêu cầu nhân viên bồi thường vi phạm thời gian báo trước của nhân viên hay không? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Về hình thức kỷ luật sa thải

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động 2012:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Theo Khoản 3, người lao động xin nghỉ 2 ngày từ ngày 13/07/2015, nhưng sau 2 ngày người lao động lại nghỉ quá 5 ngày/1 tháng mà không có lý do chúng đáng thì Công ty có quyền sa thải người lao động. Khi đã sa thải là trường hợp chấm dứt trường hợp lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động nên không áp dụng quy định thời hạn báo trước. Chỉ yêu cầu bồi thường về thời hạn báo trước đối với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nếu công ty không ra quyết định sa thải mà người lao động vẫn tiếp tục nghỉ như thông báo nghỉ việc trước đó, lúc này công ty mới có quyền yêu cầu bồi thường về thời hạn báo trước và được bồi thường nửa tháng tiền lương theo quy định Khoản 1 Điều 43 Bộ luật lao động.

Về việc tạm giữ lương

Theo quy định thì vấn đề trên chỉ được thực hiện không quá 30 ngày kể từ ngày có Quyết định sa thải, theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng:

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Nếu chưa có Quyết định sa thải mà công ty giữ lương của người lao động đến khi người lao động hoàn thành bàn giao công việc. Hành vi này rất có thể bị người lao động cho rằng là chậm trả lương, có khả năng bị phạt hành chính và trả lãi lương chậm trả. Trong trường hợp này, đến ngày nhận lương công ty nên gửi thông báo người lao động đến nhận  đồng thời thông báo về khoản bồi thường trách nhiệm vật chất (có thể được khấu trừ vào tiền lương) do những thất thoát trong công việc, theo quy định Điều 130 Bộ luật lao động 2012:

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

----

3. Công ty không trả lương khi NLĐ tự ý bỏ việc có trái quy định pháp luật không?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, e mong luật sư hỗ trợ giúp e. Hiện tại e đang làm công nhân tại công ty có vốn nước ngoài và e muốn xin nghỉ. E viết đơn xin nghỉ việc từ ngày 30/09 mà chủ quản bộ phận không ký, e lên nhân sự của công ty xin yêu cầu xác nhận đã làm đơn xin nghỉ từ ngày 30/9 nhưng không có cá nhân hay bộ phận nào ký duyệt, và không ai giám đứng ra làm chứng e đã viết đơn ngày 30/09. Giờ e muốn nghỉ tự do 5 ngày, nhưng công ty này lại không trả tháng lương tháng 9 của e. Vậy e mong luật sư giúp đỡ e. Nếu e nghĩ liên tục 5 ngày mà công ty giữ lương e là sai hay đúng, nếu sai e làm cách nào để có thể khởi kiện và lấy được số tiền lương tháng 9 mà e đã bỏ công sức của mình. E làm bên giao nhận hàng trong công ty giày gia, liệu công ty có thể bắt đền e vì số hàng e đã nhận vào kho nhưng e chưa bàn giao lại. E xin cảm ơn. Mong luật sư cho e tư vấn sớm nhất.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Người lao động tự ý nghỉ việc, không bàn giao công việc phải xử lý như thế nào

>> Vi phạm về thời hạn trả lương và mức lương xử lý ra sao?

Trường hợp anh/chị bỏ việc 05 ngày làm việc sau đó quay trở lại làm việc trong 1 tháng thì công ty có căn cứ để xử lý kỉ luật sa thải. Nhưng việc tự ý nghỉ 05 ngày không có căn cứ giữ lương tháng 9. Trường hợp công ty không trả đầy đủ lương và đúng hạn thì sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu anh/chị tự ý bỏ việc không thực hiện bàn giao mà gây thiệt hại cho công ty thì anh/chị phải bồi thường. Thiệt hại này phải được công ty xác định cụ thể.

Nếu anh/chị nghỉ việc luôn mà không báo trước (nghĩa là đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không báo trước) thì phải bồi thường 1/2 tháng lương và số tiền lương đối với số ngày không báo trước.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn