LS Ngọc Anh

Người lao động phải làm gì khi bị người sử dụng lao động giữ bản chính văn bằng?

Tháng 5/2014 em có xin vào 1 công ty làm và họ yêu cầu gửi bằng Tốt Nghiệp bản gốc, có làm biên bản nhận giấy tờ. Nội dung nghi là tự nguyện giao nộp bằng. Nếu có nghỉ việc thì bàn giao xong là trả lại. Cụ thể nội dung tư vấn như sau:


Nội dung tư vấn: Kính chào công ty Minh Gia!

Tháng 5/2014 em có xin vào 1 công ty làm và họ yêu cầu gửi bằng Tốt Nghiệp bản gốc, có làm biên bản nhận giấy tờ. Nội dung nghi là tự nguyện
giao nộp bằng. Nếu có nghỉ việc thì bàn giao xong là trả lại.

Em làm đến cuối tháng 4/2015 thì nghỉ, đến này là thang 8 gần 3 tháng rồi mà e vẫn chưa lấy được bằng. Em có liên hệ nhưng họ nói là để bằng đâu tìm không ra để khi nào có thì điện cho. Kiểu như là không muốn trả em. Vậy công ty cho e hỏi với trường hợp của em, em có thể làm gì được không ạ! Hơn nữa, khi vào làm việc thì không có ký hợp đồng làm việc gì hết ạ! Rất mong công tư vấn giúp em, em đang rất bối rối khong biết thế nào?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Căn cứ vào khoản 1, Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm, giao kết khi thực hiện hợp đồng lao động bao gồm: Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Theo đó thì người sử dụng lao động trong trường hơp này đã thực hiện hành vi trái theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo khoản 2, Điều 05 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài thì:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;”

Ngoài ra thì hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động còn bị phạt theo Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt nam đi làm việc ở nước ngoài thì:

1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Lao động; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với hành vi không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như bạn thấy thì hành vi của người lao động trong trường hợp này là vi phạm theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả lại bản chính văn bằng, trong trường hợp người sử dụng lao động không trả lại bản chính văn bằng cho bạn thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên Phòng lao dộng thương binh và xã hội hoặc Sở lao động thương binh và xã hội để trình bày vụ việc và yêu cầu Công ty trả lại bản chính văn bằng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người lao động phải làm gì khi bị người sử dụng lao động giữ bản chính văn bằng?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV Đặng Dịu – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo