Người lao động nước ngoài thay đổi nơi tạm trú xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tư vấn quy định pháp luật về thay đổi nơi tạm trú cho người lao động nước ngoài
Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về thay đổi nơi tạm trú cho người lao động nước ngoài như:
+ Nắm được các trường hợp thay đổi nơi tạm trú cho người lao động nước ngoài;
+ Nắm được các trình tự, thủ tục hay đổi nơi tạm trú cho người lao động nước ngoài;
+ Biết được các loại giấy tờ cần cấp mới cho nhân viên nước ngoài đang làm việc khi công ty đến hạn;
Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi, bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây:
2. Quy định pháp luật về thay đổi nơi tạm trú cho người lao động nước ngoài
Nội dung hỏi tư vấn:
Kính gửi luật sư - công ty luật Minh Gia, công ty tư vấn giúp bên em các vấn đề sau:- Công ty em tại tỉnh A đã cấp giấy phép lao động và thẻ cư trú cho 1 nhân viên người Nhật để chị này làm việc tại đây. Tuy nhiên hiện tại công ty có nhu cầu chuyển chị này ra chi nhánh công ty ở tỉnh B để làm việc, như vậy có cần thay đổi thẻ cư trú hay không? - Các loại giấy tờ cần cấp mới cho nhân viên nước ngoài đang làm việc tại công ty khi đến hạn là giấy tờ nào? Thời hạn bắt đầu thực hiện việc cấp mới này trước bao nhiêu ngày trước khi giấy tờ hết thời hạn. Mong sớm nhận được tư vấn từ phía công ty.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, thay đổi nơi tạm trú so với thẻ cư trú của người nước ngoài.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định về khai báo tạm trú như sau:
“4. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Theo đó, nếu công ty bạn tại tỉnh A đã cấp thẻ cư trú cho nhân viên người Nhật để chị này làm việc tại tỉnh A, tuy nhiên hiện tại công ty bạn lại có nhu cầu chuyển chị này ra chi nhánh ở B để làm việc, thì được xác định là thay đổi nơi tạm trú, tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú.
Việc khai báo tạm trú căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như sau:
“1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú”.
Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú (Chi nhánh tại B) khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
Thứ hai, các loại giấy tờ cần cấp mới cho nhân viên nước ngoài đang làm việc tại công ty khi đến hạn.
- Thẻ tạm trú: Căn cứ tại Điều 38 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định về thời hạn thẻ tạm trú như sau:
“1. Thời hạn thẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
2. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT và DH có thời hạn không quá 05 năm.
3. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT có thời hạn không quá 03 năm.
4. Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.
5. Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới”.
Do đó, khi sắp hết thời hạn trong thẻ tạm trú mà người nước ngoài vẫn làm việc tại công ty của bạn thì sẽ làm thủ tục để được cấp thẻ mới, đối với trường hợp người nước ngoài đã có giấy phép lao động, thì giấy phép lao động phải còn thời hạn tối thiểu một năm.
- Giấy phép lao động: Giấy phép lao động được gia hạn khi còn thời hạn sử dụng ít nhất là 05 ngày và tối đa không quá 45 ngày.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất