Ngừng đóng BHXH trước khi sinh có được hưởng thai sản?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến cho Công ty Luật Minh Gia. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2016 quy định về Điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
...
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi…”
Như bạn đã trình bày, bạn đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2013 đến tháng 1/2015 và từ đó đến nay bạn hoàn toàn không đóng bảo hiểm xã hội nữa. Như vậy, bạn đã ngưng đóng bảo hiểm xã hội gần một năm. Trong khi theo quy định người lao động phải có từ đủ 6 tháng trở lên đóng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước khi sinh thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Như vậy, cho đến thời điểm bạn dự sinh là tháng 3/2016 thì bạn sẽ không đủ điều kiện nay.
Đồng thời theo quy định của Luẩt bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được áp dụng cho chế độ hưu trí và chế độ tử tuất mà không áp dụng cho chế độ thai sản. Ngoài ra, hiện nay pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện nay không có quy định về việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho những năm trước đó chưa đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, trường hợp của bạn sẽ đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo nội dung bạn đã trình bày bạn đã đi làm việc cho một công ty khác tuy nhiên công ty này lại không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn, đây được coi là một hành vi vi phạm luật bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1, Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội về xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội thì:
“1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, công ty của bạn sẽ bị phạt hành chính do vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, buộc nộp số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng đồng thời phải bồi thường đối với những thiệt hại đã gây ra. Trong trường hợp này, vì việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội nên bạn không được hưởng chế độ thai sản do đó Công ty sẽ phải bồi thường cho bạn toàn bộ những lợi ích bị thiệt hại do việc không đóng bảo hiểm xã hội gây ra.
Bạn có thể khiếu nại hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đến Công ty, trong trường hợp Công ty khong giải quyết hoặc giải quyết nhưng bạn không đồng ý bạn có thể gửi đơn đến phòng lao động thương binh xã hội thuộc UBND huyện nơi công ty có trụ sở để tiến hành thủ tục hòa giải. Nếu hòa giải không thành bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở để giải quyết.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất