Luật sư Trần Khánh Thương

Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào cho đúng luật?

Luật sư tư vấn trường hợp hỏi về người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào cho đúng luật và các quy định pháp luật lao động khác liên quan, nội dung cụ thể như sau:

 

Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào là đúng luật?

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Hi luật sư! Ls cho em hỏi trường hợp của em như thế này: Em làm được 2 năm 2 tháng, em đã nộp đơn xin nghỉ 08/09 đúng ra là 08/10 hết hạn . Nhưng do nội bộ có vấn đề , họ nghi vấn và hỏi cung cũng như lục soát đồ em như một tội phạm . Đưa em vào tình huống bất lợi. Quá đau đầu và cũng như bị xúc em đã nghỉ mà ko xin phép , vì đã xãy ra xích mích trước khi em nghỉ. Em ko muốn tiếp xúc nên có nói tổ trưởng tình hình như vậy và hôm nay 05/10 e đã nghỉ thì Ls cho em hỏi e có được hưởng BHTN hay không ? Có phải bồi thường hợp đồng hay không? Em cảm ơn. 

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
 
 
Theo quy định tại điều 37 của Bộ luật lao động  năm 2012, nếu anh/chị đang làm theo HĐLĐ có thời hạn thì khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải có căn cứ và phải báo trước ít nhất 30 ngày trước khi nghỉ việc. Nếu như anh/chị không tuân thủ thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, khi đó anh/chị không được nhận trợ cấp thôi việc, bồi thường 1/2 tháng lương theo HĐLĐ và số tiền tương ứng với số ngày không báo trước. 

Theo quy định tại điều 49 Luật việc làm năm 2013, nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

1 |==========================

Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào là đúng luật?

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Kính chào công ty!Đây là lần đâu tiên em gửi câu hỏi nhờ công ty giải đáp. Không biết như thế này có đung không, có k mong công ty bỏ qua.Em đang làm kế toán cho một công ty. Khi ký hợp đong là "kế toán", nhưng vừa qua công ty huy động nhân viên vay vốn ngân hàng theo hình thức vay cá nhân.sau đó cho công ty mượn. Em thấy tình hình gia đình đang khó khăn, có ý muốn vay cho gia đình nên em không đồng ý cho công ty mượn. Từ đó giám đôc liên tục làm khó, bắt em đi giao hàng này nọ,mà đos là việc của thu mua,em làm kế toán. Ngày nào cũng tìm cớ để mắng em. Nên em muốn xin nghỉ việc. Em nộp đơn xin nghie thì công ty không cho, bảo em phải đi kiểm kho xong mới sn cho em nghỉ hay không. Trong khi đó hơn 6 tháng công ty không đóng bảo hiểm xã hội, hàng tháng vẫn trừ tiền bảo hiểm của e nhưng lại không đóng, đau ốm nằm viện em phải tự  tiền túi. Vậy trương hợp này em có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng được không? Và em có thể yêu cầu công ty đóng bảo hiểm và rút sổ cho em được không? Mong công ty giải đáp thắc mắc giúp em!Em xin chân thành cám ơn

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
Nếu anh/chị thực hiện việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật thì phải thực hiện theo quy định tại điều 37 Bộ luật lao động năm 2012.
 
Theo điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: Về nghĩa vụ của công ty khi chấm dứt HĐLĐ thì công ty phải có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ cho NLĐ trong thời hạn từ 7 tới 30 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ. Trường hợp này, sau khi anh/chị thực hiện đúng quy định về làm đơn xin nghỉ việc và nêu rõ căn cứ xin nghỉ theo khoản 1 điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 và tuân thủ số ngày báo trước thì anh/chị bàn giao công việc và nghỉ việc. Trường hợp doanh nghiệp khó khăn về kinh tế, thì anh/chị có thể yêu cầu doanh nghiệp làm công văn giải trình lí do và yêu cầu đóng BHXH cho riêng trường hợp của anh/chị và sau đó thực hiện chốt sổ BHXH.


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

2 |==========================

Một số quy định về việc giao kết hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Chào Luật sư. Em có một vài vấn đề thắc mắc về trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc trong lĩnh vực lao động muốn nhờ luật sư hướng dẫn giúp em với. Em có 1 người chị làm ở 1 công ty từ tháng 01/2008 và đến tháng 11/2016 này sẽ hết thời hạn. Chị em cũng không biết là công ty có ký hợp đồng tiếp tục với chị nữa không? Nếu công ty không ký hợp đồng với chị nữa thì sẽ như thế nào? (bên phía công ty có văn bản hay quyết định thôi việc hay không?) Nếu công ty không tiếp tục ký hợp đồng nữa thì trong thời gian làm việc từ 01/2008 đến khi nghĩ việc chị em có được trợ cấp gì không? (trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp) vì trong thời gian làm việc, công ty có lấy 1 phần tiền lương của chị để đóng bảo hiểm thất nghiệp. Vậy theo luật lao động thì trường hợp của chị em, công ty sẽ giải quyết như thế nào là đúng như luật quy định? Em xin cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn:

 
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
Thứ nhất, về việc công ty có ký tiếp hợp đồng với chị của anh/chị hay không, Điểm b Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
 
“Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng”.
 
Tiếp đó, Khoản 2 Điều 22 quy định:
 
“Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn"
 
 
"Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.
 
Áp dụng các quy định trên, nếu chị của anh/chị đã công tác liên tục tại công ty từ năm 2008 đến tháng 11/2016 thì theo quy định, hợp đồng lao động của chị gái anh/chị đã trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và công ty không thể chấm dứt hợp đồng với chị gái anh/chị vì lý do hết hạn hợp đồng.
 
Thứ hai, nếu các bên quyết định chấm dứt quan hệ lao động, thì phía công ty sẽ ra Quyết định thôi việc cho chị gái anh/chị, trong đó ghi rõ lý do thôi việc.
 
Thứ ba, về khoản trợ cấp mà chị gái anh/chị được hưởng nếu hiện nay chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật, nếu thời gian từ năm 2009 đến khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty và chị gái anh/chị đều có tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì chị gái anh/chị được hưởng trợ cấp thôi việc do công ty chi trả cho thời gian công tác từ tháng 1/2008 đến hết tháng 12/2008 là 0.5 tháng bình quân tiền lương 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc. Cụ thể vấn đề này chúng tôi đã tư vấn qua bài viết "Hỏi về trợ cấp thôi việc.". Thời gian từ năm 2009 - 2016, vì đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên chị gái anh/chị sẽ hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm chi trả. Cụ thể về mức hưởng và thủ tục hưởng chúng tôi đã tư vấn qua bài viết "Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp?".
 
Trường hợp chị gái anh/chị vẫn muốn làm việc mà công ty cố tình đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với chị, thì công ty phải thực hiện bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Vấn đề này chúng tôi đã tư vấn qua bài viết "Quyền của người lao động khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.".
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào cho đúng luật?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P. Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo