Người lao động có phải tham gia đóng kinh phí công đoàn?
Năm 2013 cháu xin nghỉ tự túc và đóng bảo hiểm 100% nhưng công ty vẫn thu phí công đoàn của cháu. Nhưng mọi chế độ lễ tết cháu không được vì công ty bảo cháu không đi làm. Vậy có đúng quy định pháp luật không? (trong khi đó công ty không bố trí cho cháu đi làm, cháu phải tự ra ngoài tìm việc nhưng công ty lại thu phí quản lý cháu(cháu đi tàu)). Mong các chú giải thích cho cháu biết để cháu còn làm việc với công ty. Trân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào là đúng luật?
Thanh toán chi phí bồi thường chi phí đào tạo
Như vậy, trong trường hợp bạn nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 37 bộ luật lao động thì (lý do chính đáng, tuân thủ thời hạn báo trước 45 ngày làm việc - do là hợp đồng lao động lao động không xác định thời hạn) thì không phát sinh nghĩa vụ bồi thường.
Liên quan tới việc đơn vị yêu cầu thanh toán lại chi phí đào tạo và tiền ăn trong thời gian thử việc.
Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
...
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
...
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Như vậy, việc hoàn trả chi phí đào tạo chỉ áp dụng đối với trường hợp giữa bạn và đơn vị có phát sinh ký kết hợp đồng đào tạo nghề và những chi phí đào tạo phải có hóa đơn chứng từ rõ ràng về chi phí trả cho người dạy....Theo đó, với trường hợp của bạn do không có những căn cứ trên nên không có cơ sở để yêu cầu bạn phải hoàn trả chi phí đào tạo (yêu cầu của đơn vị trái quy định pháp luật từ việc áp dụng thời gian thử việc đến việc hoàn trả chi phí đào tạo). Đối với tiền ăn thì được xác định thông qua sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động (Điều 102 BLLĐ); nên nếu trong hợp đồng có quy định về khoản phụ cấp, trợ cấp này cho người lao động thì khi nghỉ việc đơn vị không được phép yêu cầu hoàn trả lại chi phí tiền ăn giữa ca trong 3 tháng thử việc trên.
- Thứ hai, về thu kinh phí công đoàn.
Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính công đoàn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức, các cấp công đoàn, cá nhân có liên quan đến quản lý và sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.
Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, kinh phí công đoàn 2 % thuộc về trách nhiệm của công ty, người lao động không có nghĩa vụ phải đóng. Nên việc đơn vị buộc bạn phải nộp kinh phí công đoàn là trái với quy định pháp luật. Đồng thời, liên quan tới chế độ tiền lương trong ngày nghỉ lễ tết..vì những ngày này được xác định là ngày nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động. Nên mặc dù bạn xin nghỉ không lương ở đơn vị để làm việc bên ngoài (do công ty không bố trí việc làm) nhưng thực tế bạn vẫn còn tồn tại quan hệ lao động hợp pháp nên thời gian nghỉ không hưởng lương có trùng với ngày nghỉ lễ tết thì những ngày lễ,..bạn vẫn được thanh toán tiền lương. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại tới đơn vị để được giải quyết.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:
Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính công đoàn.
Bộ luật lao động 2012;
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất