LS Hồng Nhung

Người lao động có được nhận tiền lương và sổ bảo hiểm sau khi nghỉ việc?

Dear phòng luật Minh GiaHiện tại tôi có 1 vấn đề cần được tư vấn, rất mong nhận được sự giúp đỡ của văn phòng . Tháng 9/2016 tôi bắt đầu làm vuệc tại công ty dược phẩm trên địa bàn tphcm , tôi đã 2 lần kí hđlđ thời vụ ,và đến ngày 08/03/2017 là hết hạn đến nay chưa được kí tiếp . Tới tháng 4 năm 2017 công ty cho đóng cửa cửa hàng nơi tôi làm việc và tiến hành kiểm kê , sau khi kiểm kê xong thì chưa chốt số tiền tôi phải bồi thường do chênh lệch thực tế với trên hệ thống bán hàng thì cửa hàng đón

 

Tôi chắc chắn là hệ thống bán hàng của cty có sai sót nhưng không làm sao để chứng minh được điều đó , thực tế lượng hàng hoá công ty báo mất nó chỉ là con số ảo trên hệ thống vì chúng tôi bán và chuyển hàng qua phần mềm và theo quan sát của camera thì chúng tôi chưa vi phạm lỗi gì về việc ăn trộm hàng hoá của công ty hay bị kẻ gian lấy trộm đồ trong thời điểm còn bán hàng mà số lượng hàng lại mất lớn đến vậy . Nay công ty yêu cầu chúng tôi phải đền bù số tiền 40 triệu mà số tiền đó được tính với giá bán ra của cty chứ không phải giá gốc cty nhập vào , nếu chúng tôi không nộp tiền thì sẽ bị giữ lương và sổ bảo hiểm . Trong khi suốt thời gian làm việc do thiếu nhân sự nên chúng tôi thường xuyên phải tăng ca thành 16 tiếng 1 ngày mà không được tính tăng ca như luật lao động , chúng tôi theo quy định là là 8h được 150.000 đồng, khi làm thêm 8h trong cùng ngày đó cũng chỉ được cộng thành 150.000 + 150.000= 300.000 . Như vậy công ty có đang sai luật lao động ? Và chúng tôi có phải bồi thường hay không ? Công ty có được giữ lương của chúng tôi không ? Cám ơn quý công ty ! Mong nhận được hồi âm 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật lao động 2012 quy định:

 

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

 

Thứ nhất, về tiền lương

 

Bên phía công ty đã vi phạm về việc thanh toán tiền lương và bị xử phạt theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ – CP quy định:

 

Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Lao động; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

 

Thứ hai, về sổ bảo hiểm

 

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

 

Do đó, hành vi giữ sổ bảo hiểm là hành vi  trái với quy định của pháp luật, bên bạn nên yêu cầu bên phía công ty trước, nếu không thực hiện thì bạn có thể làm thủ tục khởi kiện.

 

Thứ ba, về tiền lương làm thêm giờ

 

Theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

 

 “1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

 

Như vậy trường hợp của bạn là làm thêm giờ vào ban đêm thì được tính như sau: Nếu vào ngày bình thường thì được tính bằng 150% + 20% + 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương. Nếu vào ngày nghỉ hàng tuần thì được tính bằng 200%+ 30% + 20 % tiền lương tính theo đơn giá tiền lương. Trường hợp làm thêm vào các ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật thì được tính bằng 200% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương. Do đó, phía công ty trả lương thêm giờ đối với bạn chưa đúng với quy định pháp luật. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

CV. Hải Hằng - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo