Người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hưởng quyền lợi gì?
Tôi xin hỏi trường hợp bệnh của tôi có được bồi thường hay không? Nếu có thì chế độ bồi thường, điều kiện để được bồi thường, mức bồi thường đối với tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được thực hiện như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo Điều 143 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về bệnh nghề nghiệp, cụ thể là:
"1. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
2. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt".
Như vậy, bạn bị bệnh do quá trình làm việc tiếp xác và nhiễm độc bụi than cho nên bạn sẽ được bồi thường các khoản theo quy định tại Điều 144 và Điều 145 Bộ luật lao động như sau:
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
-Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên
- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau: ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định trên.
-------------
Câu hỏi thứ 2 - Không truy lĩnh phụ cấp độc hại?
Thưa luật sư! Tôi được phân công làm nhân viên Thư viện Thiết bị trường học (tập sự từ tháng 11/2009 đến 1/5/2010 được chính thức và là nhân viên thiết bị từ tháng 8/2012 cho đến nay). Từ khi đi làm cho tới tận tháng 1/2017 tôi mới bắt đầu được nhận tiền chế độ độc hại ( sau khi có đợt thanh tra của Sở giáo dục phát hiện ra chưa chi trả chế độ độc hại cho nhân viên Thư viện Thiết bị và sở có yêu cầu phòng giáo dục phải cho truy lĩnh từ năm 2012). Nhưng sau đó kế toán bảo phòng Không cho truy lĩnh và chỉ được hưởng từ năm 2017 nói là không có kinh phí. Xin luật sư tư vấn giúp phòng giáo dục làm thế đúng không? Có cách nào để có thể được truy lĩnh vì trong cùng một tỉnh mà có huyện được chi trả từ khi bắt đầu đi làm còn huyện thì cho từ năm 2017. Rất mong được luật sư tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Có được truy lĩnh thời gian hưởng phụ cấp độc hại
Kinh phí chi trả trợ cấp nặng nhọc, độc hại do ngân sách nhà nước đảm bảo và khoản phụ cấp này tính trên thời gian thực tế a/c đã làm việc. Vì vậy, việc đơn vị không tiến hành truy lĩnh với lý do không có kinh phí là không phù hợp.
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất