Người đã về hưu có được tiếp tục ký hợp đồng lao động không?
1. Tư vấn ký HĐLĐ với người đã về hưu
Người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn còn đủ sức khỏe để tiếp tục công việc và công ty vẫn muốn giữ người lao động này làm việc thì có cần ký lại hợp đồng lao động mới với tính chấp người cao tuổi không? Tham gia bảo hiểm xã hội với người đã về hưu được pháp luật quy định như nào? Nếu bạn chưa tìm hiểu về vấn đề này, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
+ Hợp đồng lao động đối với người đã nghỉ hưu;
+ Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi;
+ Xác định lương cho người đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc;
+ Tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động cao tuổi;
Bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:
2. Ký hợp đồng lao động với người đã về hưu
Câu hỏi: Xin hỏi Luật Minh Gia về trường hợp người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp và các quy định liên quan, cụ thể như sau: Công ty Tôi là công ty cổ phần vốn nhà nước chiếm trên 51%, hiện tại người làm kế toán trưởng vừa là thành viên HĐQT công ty đã có quyết định về hưu nhưng nay vẫn được ký hợp đồng làm lại và tiếp tục làm chức vụ kế toán trưởng như vậy có đúng với luật doanh nghiệp không? Xin luật Minh Gia giải đáp giúp, Xin cám ơn.
Công ty Luật Minh Gia xin tư vấn cho bạn như sau:
Câu hỏi của bạn liên quan đến các quy định về lao động là người cao tuổi được thể hiện tại Điều 166, 167, 187 Bộ luật lao động 2012.
Điều 187. Tuổi nghỉ hưu:
“1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này”.
>> Tư vấn thắc mắc Người đã về hưu có được tiếp tục ký hợp đồng lao động không?
Tại điều 167 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc sử dụng người lao động cao tuổi thì:
“1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.
2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc”.
Theo các quy định nêu trên, người lao động cao tuổi là người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi (tương ứng với tuổi nghỉ hưu của người nam là đủ 60 tuổi, của người nữ là đủ 55 tuổi). Khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu, nếu có nhu cầu thì người sử dụng lao động có thể cùng với người lao động thỏa thuận kéo dài thời gian hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng các quy định về hợp đồng lao động.
Ngoài ra, theo khoản 3, Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về HĐLĐ, thì đối với trường hợp người lao động đã nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí hằng tháng, nay tiếp tục ký HĐLĐ thì được giao kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn dưới 12 tháng.
Như vậy, trường hợp bạn hỏi người kế toán trưởng công ty bạn đã đến tuổi nghỉ hưu và có quyết định nghỉ hưu nhưng nếu công ty bạn vẫn có nhu cầu sử dụng thì công ty vẫn có thể tiếp tục ký hợp đồng làm lại với người lao động đó với điều kiện đó không phải là những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người cao tuổi.
------------
Câu hỏi thứ 2 - Quyền ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động?
Xin chào luật sư.Mình có một vấn đề cần sự giúp đỡ tư vấn của luật sư, mình xin trình bày như sau: Năm 2014 mình có nộp hồ sơ xin vào làm một công ty viễn thông nhưng tới tận bay giờ hơn 2 năm mình vẫn không được công ty kí hợp đồng lao động hay đóng bảo hiểm xã hội( mọi nhân viên khác đều vậy). Nhưng công ty mình vẫn trả lương qua thẻ ngân hàng hằng tháng. Vậy trường hợp của mình có được yêu cầu bên công ty kí hdld và đóng bhxh hay không. Nếu được thì nhờ luật sư tư vấn giúp mình phải làm gì. Công ty mình làm có trụ sở ở B nhưng nhân viên rãi khắp các tỉnh và hiện tại mình đang làm ở Đ tại mình là người N. Xin chân thành cảm ơn luật sư.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, Đối với yêu cầu hỗ trợ chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Tư vấn về ký hợp đồng lao động và các trường hợp đóng bảo hiểm xã hội
Theo đó, khi phát sinh quan hệ lao động thì doanh nghiệp có nghĩa vụ ký kết hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tức việc công ty không ký và không đóng bảo hiểm là trái với quy định pháp luật nên để đảm bảo quyền lợi của mình thì có quyền làm đơn khiếu nại gửi công ty để buộc công ty thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp công ty không thực hiện thì khiếu nại lên phòng lao động thương binh- xã hội để được giải quyết.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất