Hoài Nam

Người bị hại có quyền yêu cầu giám định thương tích không?

Ngày mồng 9/9/2017.tôi có đi uống rượu khi uống rượu xong ra uống nước và dc chủ nhà nói tôi đi về ko họ sợ tôi bị đánh. Trong khi uống rượu tôi có nc có xích mích với họ từ truớc cách ngày tôi bị đánh khỏang 7 ngày. Khi tôi ra về thì đã bị hai đối tựong rúc ở sau cây xà cừ từ truớc ra chặn đầu xe tôi và tay cầm ống tuýt đánh tôi. Theo phản xạ tự nhiên tôi ga và chạy thẳng và ngúi đầu xuống. Khi đi xe qua họ khoảng 30m thì tôi thấy hoa mắt ko nhìn thấy gì và nghã ra đuờng bất tỉnh.


Xin luật sư tư vấn cho tôi về tội cố ý gây thuơng tích họ đánh  tôi. Ngày mồng 9/9/2017.tôi có đi uống rượu khi uống rượu xong ra uống nước và dc chủ nhà nói tôi đi về ko họ sợ tôi bị đánh. Trong khi uống rượu tôi có nc có xích mích với họ từ truớc cách ngày tôi bị đánh khỏang 7 ngày. Khi tôi ra về thì đã bị hai đối tựong rúc ở sau cây xà cừ từ truớc ra chặn đầu xe tôi và tay cầm ống tuýt đánh tôi. Theo phản xạ tự nhiên tôi ga và chạy thẳng và ngúi đầu xuống. Khi đi xe qua họ khoảng 30m thì tôi thấy hoa mắt ko nhìn thấy gì và nghã ra đuờng bất tỉnh. Tôi dc cấp cứu tại viện G mổ não. Và tôi đã bị vỡ một ít hộp sọ và bác sỹ nói khoảng 3.4.tháng sau phải mổ lại để gép hộp sọ. Trong đêm ngày mồng 8 tôi bị đánh đó bên công an đã chụp thuơng tích của tôi để sau này giám định. Hôm nay ngày 07 tháng 11 tôi đã dc 1 tháng và bên điều cha mời tôi lên để lấy lời khai và đề nghị truy tố. Trong biên bản của điều cha tôi đọc có ghi là khoản 3 điều 139 tội cố ý gây thuơng tích.. Lên tôi hỏi điều cha về nguoi nào báo cho họ phục sẵn chờ tôi về để đánh. Và tỉ lệ thuơng tích của tôi là bao nhiêu % thì họ bảo truớc mắt là 30% vậy tôi xin hỏi luật sư điều tôi đang thắc mắc người thứ 3.. Ai đã báo... Và vì sao họ lại bảo tôi là truớc mắt thương tích của tôi là 30% ở khoản 3 điều 139 tội cố ý gây thuơng tích.. Đến nay 1 tháng qua tôi vẫn chưa dc biết tỉ lệ thuơng tích chính xác là bao nhiêu..và tôi có quyền dc biết những điều tôi thắc mắc hay ko khi hỏi điều cha ko. Trong khi đó hai đối tượng đánh tôi đang bị tạm giam. Mà điều cha lại ko chả lời câu hỏi của tôi có điều cha ai là nguoì báo chọ họ đánh tôi... Vậy tôi xin luật sư tư vấn giúp để tôi đòi những quyền lợi của tôi... Xin cảm ơn luật sư

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Luật giám định tư pháp 2012 quy định:

 

Điều 21 Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp

 

1. Người trưng cầu giám định có quyền:

 

a) Trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này thực hiện giám định;

 

b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;

 

c) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.

 

2. Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ:

 

a, Lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân thực hiện giám định phù hợp với tính chất, yêu cầu của vụ việc cần giám định;

 

b) Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;

 

c) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;

 

d) Tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi trưng cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định;

 

đ) Bảo đảm an toàn cho người giám định tư pháp trong quá trình thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp.

 

Điều 22. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp

 

1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

 

2. Người yêu cầu giám định có quyền:

 

a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;

 

b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;

 

c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;

 

d) Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

 

3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

 

a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

 

b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

 

4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

 

Theo quy định trên thì Việc tiến hành giám định sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện, trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định. Sau khi đã tiến hành giám định thì cá nhân, tổ chức tiến hành giám định có nghĩa vụ trả kết luận giám định đúng thời hạn, đúng nội dung yêu cầu và giải thích về kết luận giám định đó cho người yêu cầu giám định. Như vậy có thể là cơ quan yêu cầu giám định chưa nhận được kết quả chính thức về nội dung yêu cầu giám định. 

 

Khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định quyền của người bị hại như sau:

 

- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

 

- Được thông báo về kết quả điều tra;

 

- Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật hình sự 1999;

 

- Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;

 

- Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

 

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.

 

Như vậy, theo quy định, người bị hại không có quyền yêu cầu xem kết luận giám định thương tật, mà chỉ được điều tra viên cung cấp, đưa ra kết quả giám định khi có yêu cầu. Nếu bạn vẫn không tin tưởng và có nghi ngờ có sự gian lận trong kết quả giám định bạn có quyền làm đơn tường trình gửi trực tiếp công an nhân dân cấp tỉnh yêu cầu xem xét lại kết quả giám định.

 

Việc xác định người nào đã báo cho những người kia đánh bạn thì còn phụ thuộc vào quá trình điều tra trong thời hạn pháp luật tố tụng hình sự quy định.

 

Lưu ý, hiện tại thì Bộ luật hình sự 2015 vẫn chưa có hiệu lực pháp lý do đó căn cứ quy định pháp luật về t tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: V.Diễm - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo