Luật gia Nguyễn Nhung

Nghỉ hưu theo chính sách tinh giản biên chế.

Tinh giản biên chế là chế độ được cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt quan tâm chú ý hiện nay. Vậy nghỉ theo đối tượng tinh giản biên chế cần điều kiện gì và chế độ được hưởng như thế nào? Luật Minh Gia giải đáp vấn đề này thông qua tình huống sau:

Nội dung yêu cầu tư vấn: Thưa luật sư: Tôi là giáo viên THCS (GV nữ), sinh tháng 2/1970. Trình độ chuyên môn đào tạo là CĐSP. Quá trình tham gia BHXH của tôi đến hết tháng 12/2020 là 30 năm 4 tháng. Hiện nay tôi có nguyện vọng nghỉ hưu theo NĐ 108, kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi:

- Tôi có thuộc đối tượng tinh giản biên chế không?

- Nếu tôi thuộc đối tượng đó thì hồ sơ gồm những gì? Chế độ tôi được hưởng ra sao? Kính mong luật sư giúp tôi. Trân trọng cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Với nội dung chị yêu cầu tư vấn, công ty Luật Minh Gia trả lời như sau:

Căn cứ theo Điều 6 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNV năm 2021 về Chính sách tinh giản biên chế quy định về các trường hợp tinh giản biên chế như sau:

"Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế

1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.

c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật hoặc năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

h) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý..."

Như vậy, nếu chị thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì có thể được nghỉ việc theo chính sách tinh giản biên chế. Theo thông tin chị cung cấp, đến hết tháng 12/2020 chị có 30 năm 4 tháng tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Về tuổi đời, tính đến nay chị đủ 51 tuổi. Theo đó, chế độ của chị sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNV năm 2021 về Chính sách tinh giản biên chế:

" Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động."

Đối chiếu với trường hợp của chị, chị có 30 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội, đủ 51 tuổi. Do đó, trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế thì chị sẽ được hưởng các chế độ như sau:

+ Hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

+ Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169