Nên nghỉ hưu năm nào khi đang có 19 năm đóng bảo hiểm?
Tư vấn: Cảm ơn anh đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
…”.
Theo quy định nêu trên, điều kiện để hưởng lương hưu đối với nam là phải đủ 60 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
…”.
Và tại Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cụ thể về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
"Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:
Năm nghỉ hưởng lương hưu |
Điều kiện về tuổi đời đối với nam |
Điều kiện về tuổi đời đối với nữ |
2016 |
Đủ 51 tuổi |
Đủ 46 tuổi |
2017 |
Đủ 52 tuổi |
Đủ 47 tuổi |
2018 |
Đủ 53 tuổi |
Đủ 48 tuổi |
2019 |
Đủ 54 tuổi |
Đủ 49 tuổi |
Từ 2020 trở đi |
Đủ 55 tuổi |
Đủ 50 tuổi |
2. Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
3. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Mức lương hưu hàng tháng được tính như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
…”.
Theo thông tin anh cung cấp, anh sinh năm 1965. Do vậy, nếu năm nay (2018) anh nghỉ việc thì anh đủ 53 tuổi. Trường hợp, nếu anh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, đồng thời có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở nên thì anh đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Tuy nhiên, mỗi năm anh nghỉ hưu trước tuổi so với quy định thì sẽ bị trừ 2%.
Ngoài ra, bạn tham khảo nội dung tư vấn, áp dụng VBPL tại thời điểm gửi câu hỏi như sau:
Trước hết, Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội 2006 về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.”
Như vậy, để hưởng lương hưu trước tuổi, bác cần đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau: có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên, đủ 50 tuổi.
Cụ thể trường hợp của bác, cần xác định số năm đóng bảo hiểm xã hội mà bác có:
Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH có quy định:
7. Bổ sung Khoản 9 a vào Phần C Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:
“9 a. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị,… mà không hưởng chế độ trợ cấp…thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, Công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội…”
Do thông tin bác cung cấp không đầy đủ, nên chúng tôi đặt ra 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Bác có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Căn cứ theo quy định trên, nếu bác chưa nhận trợ cấp xuất ngũ thì 10 năm công tác trong quân đội của bác sẽ được cộng nối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội hiện tại của bác để tính tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó tính đến 2015 bác có khoảng 29 năm đóng bảo hiểm xã hội và đáp ứng được điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.
Theo đó, chế độ hưu trí đối với trường hợp này như sau: Bác đã đáp ứng được điều kiện về số năm đóng BHXH và độ tuổi, nên bác chỉ cần đáp ứng được điều kiện về bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên (bác cần tiến hành thủ tục giám định sức khỏe) thì sẽ được hưởng lương hưu trước tuổi.
Trường hợp 2: bác chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Nếu bác đã nhận trợ cấp xuất ngũ thì khoảng thời gian bác tại ngũ sẽ không được cộng nối, theo đó tính đến 2015 bác có khoảng 19 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Do không xác định được là bác có chính xác bao nhiêu năm đóng bảo hiểm xã hội_bao gồm cả tháng lẻ, nên sẽ có 2 hướng giải quyết như sau:
1.Bác có 19 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội_thiếu 6 tháng để đủ 20 năm, thì căn cứ theo quy định tại điểm 1.11 khoản 1 Điều 4 Quyết định 1111/2006 thì bác sẽ được tự đóng tiếp một lần thông qua đơn vị cho số tháng còn thiếu để được hưởng chế độ hưu trí.
2. Số năm đóng bảo hiểm của bác đưới 19 năm 6 tháng, thì bác có thể tiếp tục làm việc để đảm bảo đủ 20 năm hoặc quyết định nghỉ việc trong năm 2015 thì bác sẽ phải tham gia bảo hiểm tự nguyện cho khoảng 1 năm còn thiếu này.
Lưu ý: Do bác chưa đủ tuổi hưởng lương hưu (60 tuổi đối với nam) nên khi nghỉ hưu bác sẽ bị giảm trừ tỷ lệ lương hưu. Theo đó, nếu bác đủ điều kiện nghỉ hưu ngay trong năm 2015 thì tỷ lệ giảm trừ của bác là 1% ứng với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi (10 năm = 10%). Nếu bác nghỉ hưu vào năm 2016 thì tỷ lệ giảm trừ sẽ là 2% ứng với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi (9 năm = 18%)
Trân trọng !
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất