LS Vy Huyền

Muốn cấp GCNQSDĐ đất đã lấn chiếm rừng phòng hộ nay đã quy hoạch đất nông nghiệp?

Luật sư tư vấn về vấn đề lấn chiếm rừng phòng hộ nay đã chuyển quy hoạch khu vực đất này ra khỏi rừng phòng hộ và quy hoạch đất nông nghiệp thì có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đã lấn chiếm hay không?

 

 

Nội dung tư vấn: Em có 1 vấn đề liên quan đến đất đai cần Luật sư tư vấn:Năm 2004 gia đình e có lấn chiếm đất rừng phòng hộ sử dụng để trồng cây lâu năm, không có bị xã lập biên bản, hay Ban quản lý rừng phạt gì cả, đến năm 2012 UBND tỉnh quy hoạch chuyển khu vực đất này ra khỏi đất Rừng phòng hộ và được Quy hoach là đất nông nghiệp, như vây đất hiện nay gia đình em sử dụng là đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch, đất không có tranh chấp.

Hỏi: Như vậy đối chiếu với quy định của pháp Luật về đất đai gia đình em có được cấp giấy CN QSD đất hay không.trong khi chờ đợi Luật sư tư vấn em xin thành thật biết ơn, chúc Luật sư có 1 ngày Làm việc vui vẻ.Trân trọng kính cháo Luật sư.

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 về Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đất đai như sau:

...

2. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau:

 

a) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

 

Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

...

c) Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 

Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.

 

Đối với trường hợp này của bạn, năm 2012 UBND tỉnh quy hoạch chuyển khu vực đất này ra khỏi đất rừng phòng hộ và được Quy hoach là đất nông nghiệp, như vây đất hiện tại gia đình bạn sử dụng là đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch, đất không có tranh chấp thì theo quy định của khoản c, khoản 2 Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
 

Phòng Luật sư tư vấn đất đai - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo