Đinh Ngọc Huyền

Đối tượng hưởng phụ cấp độc hại theo quy định

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là chế độ phụ cấp cho người lao động khi làm việc trong môi trường có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là suy giảm khả năng lao động. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những tính chất đặc thù riêng. Chính vì vậy, mức phụ cấp độc hại sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động với những công việc khác nhau.

Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề nêu trên, bạn có thể liên hệ với Luật Minh Gia, luật sư và chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Câu hỏi:

Xin chào luật gia: Tôi là nhân viên của 1 công ty nước ngoài 100% vốn của Nhật Bản. Hiện tại công ty tôi đang đăng kí nghành kinh doanh là chiết nạp LPG gas vào trong bình và vận chuyển các bình đó đến các công ty và đại lí. Tôi là người trực tiếp chiết nạp và vận chuyển. Như vậy tôi có được hưởng trợ cấp nguy hiểm độc hại không? Xin luật gia tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, liên quan đến phụ cấp độc hại, nguy hiểm, Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp: Bạn là nhân viên của 1 công ty nước ngoài 100% vốn của Nhật Bản. Hiện tại công ty bạn đang đăng kí nghành kinh doanh là chiết nạp LPG gas vào trong bình và vận chuyển các bình đó đến các công ty và đại lí. Bạn là người trực tiếp chiết nạp và vận chuyển. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Về Danh sách các ngành nghề, công việc được hưởng phụ cấp độc hại

Từ ngày 01/3/2021, Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH năm 2020 có hiệu lực, ban hành kèm theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Bạn có thể tham khảo danh sách ngành nghề chúng tôi đã cung cấp sau đây:

>> Danh sách các ngành nghề, công việc được hưởng phụ cấp độc hại

Như vậy, theo quy định trong Danh mục nghề độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm của Thông tư này thì đối với công việc là chiết nạp gas vào bình và vận chuyển bình gas đến các đại lý không nằm trong quy định của danh mục này.

>> Tư vấn điều kiện hưởng phụ cấp độc hại, gọi: 1900.6169

2. Về tiền lương, phụ cấp của người lao động

Bạn làm trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tức là người lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động 2019, căn cứ theo quy định tại Điều 90 thì:

"1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau".

Theo đó, tiền lương trả cho người lao động được thực hiện theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Về nguyên tắc thì pháp luật chỉ quy định mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đối với các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động 2019 sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định khác của người sử dụng lao động. 

Ngoài ra, do công việc chiết nạp ga vào bình và vận chuyển bình gas đến các đại lý không nằm trong danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên bạn không được hưởng các chế độ phụ cấp bằng hiện vật theo quy định của pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169