Tỷ lệ đóng BHXH theo quy định năm 2024
Mục lục bài viết
- Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? Mức đóng, tỷ lệ đóng BHXh và những thủ tục cần thực hiện là gì? Nếu bạn có vướng mắc về các vấn đề liên quan đến BHXH hãy liên hệ ngay với Luật Minh Gia để được giải đáp.
1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội quy định thế nào?
Câu hỏi:
Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi doanh nghiệp không hỗ trợ tiền bảo hiểm cho người lao động mà bắt người lao động bỏ tiền lương ra đóng toàn bộ bảo hiểm trong khi đó doanh nghiệp nộp bảng lương cho bảo hiểm thì doanh nghiệp lại bảo đóng 80% tiền bảo hiểm trong khi đó thực tế không phải như vậy. Doanh nghiệp có làm sai hay không và người lao động có nên đòi hỏi quyền lợi hay không nếu đòi hỏi doanh nghiệp không chấp nhận chúng tôi phải làm gì. Mong nhận được câu trả lời sớm của luật sư. Chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
- Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của công ty
Hiện nay, theo quy định tại Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động như sau:
“Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng vào quỹ bảo hiểm nai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động:
“Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.”
Căn cứ theo quy định trên đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn là người lao động thuộc đối tượng theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Do đó, công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn theo quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, công ty sẽ phải hỗ trợ đóng thêm 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia BHTN và 3% vào quỹ bảo hiểm y tế.
- Nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của người sử dụng lao động
Theo quy định tại Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
...”
Như vậy, công ty phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Do đó, nếu công ty không hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH thì bạn hoàn toàn quyền yêu cầu công ty đóng đầy đủ hoặc làm đơn khiếu nại đến Thanh tra Lao động để yêu cầu giải quyết.
---
2. Công ty không đóng BHXH cho người lao động phải làm thế nào?
Câu hỏi:
Kính gửi luật sư. Mong luật sư tư vấn giúp em trường hợp này. Trụ sở chính công ty A ở Hà Nội, có chi nhánh tại quận G thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 27/6/201x tôi ký hợp đồng thử việc 1 tháng với công ty A. Công việc là tạp vụ, dọn vệ sinh tòa nhà G từ lầu 5 đến lầu 10. Lương thử việc 4 triệu đồng một tháng. T
Tháng 7/201x lương 4 triệu 700 ngàn đồng/tháng. Tháng 8/201x lương 5 triệu/tháng. Đến hôm nay tôi vẫn còn làm việc. Từ ngày27/7/20xx hết thời hạn thử việc công ty A không có ký họp đồng mới với tôi, cũng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho tôi. Tháng 4/201x công ty A tự ý khấu trừ lương của tôi hết 787.500 đồng. Tôi hỏi thì công ty A trả lời là đồng đóng bảo hiểm xã hội tháng 2 và tháng 3/201x. Tôi yêu cầu công ty nếu có đóng bảo hiểm xã hội tôi rất hoan nghênh vì đây là quyền lợi và mong muốn của tôi, nhưng tôi yêu cầu phải đóng tại địa bàn ở G, và truy đóng từ tháng 7 /201x đến nay, với mức lương hiện giờ là 5 triệu, công ty A không đồng ý.
Luật sư cho hỏi yêu cầu của tôi có đúng luật không? nếu đúng luật mà công ty A không đồng ý thì tôi phải làm sao ? nhờ luật sư hướng dẫn giúp. Xin chân thành cám ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
- Nghĩa vụ tham gia đóng BHXH
Theo như bạn trình bày thì công ty A có chi nhánh ở quận G có ký hợp đồng thử việc với bạn từ ngày 27/6/201x, sau khi hết thời hạn thử việc công ty không ký tiếp hợp đồng lao động với bạn nhưng bạn vẫn tiếp tục làm việc cho công ty và công ty vẫn có trách nhiệm trả thù lao cho bạn hàng tháng, điều đó chứng minh rằng quan hệ lao động giữa hai bên vẫn được giao kết thực hiện.
Theo đó, căn cứ theo quy định của bộ luật lao động thì sau thời hạn 30 ngày kể từ khi hai bên chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc mà hai bên vẫn phát sinh quan hệ lao động với nhau thì hai bên phải ký tiếp một hợp đồng lao động mới. Trường hợp sau 30 ngày mà hai bên không ký tiếp hợp đồng mà bạn vẫn tiếp tục làm việc ở công ty thì hợp đồng lao động của bạn mặc nhiên chuyển sang dạng hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác đinh thời hạn tùy theo nhu cầu cũng như tính chất công việc của hai bên.
Theo quy định tại điều 2 luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
''Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
...''
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động có ký kết hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên hoặc làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng…thì thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức lương mà người lao động được nhận hoặc mức lương mà các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
- Nơi đóng bảo hiểm xã hội
Đối với trường hợp của bạn ký kết hợp đồng làm việc với công ty A chi nhánh ở quận G thành phố Hồ Chí Minh nên bạn có quyền yêu cầu bên chi nhánh công ty đóng bảo hiểm cho bạn tại quận Gò Vấp theo quy định tại điểm 3.2 khoản 3 điều 7 quyết định 959/QĐ- BHXH. Cụ thể:
Điều 7. Phương thức đóng
3. Đóng theo địa bàn
…3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
Như vậy, việc công ty ở quận G không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn từ tháng 7/201x là trái với quy định của pháp luật, do đó, bạn có quyền làm đơn khiếu nại lên ban giám đốc của công ty yêu cầu công ty giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho mình. Trong trường hợp trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày bạn gửi đơn khiếu nại mà công ty không giải quyết vấn đề bảo hiểm thì bạn có quyền gửi đơn khiếu nại trực tiếp lên Phòng lao động thương binh và xã hội quận G yêu cầu họ giải quyết.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất