Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mua tài sản trộm cắp có phạm tội?

Vấn đề mua bán tài sản do trộm cắp khá phổ biến hiện nay, vậy đối với những người mua tài sản do trộm cắp mà có thì có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Để được giải đáp cụ thể về trường hợp này, bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề tội tiêu thụ tài sản do trộm cắp

Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là hành vi tuy không hứa hẹn trước nhưng đã tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở các mức khác nhau.

Do đó, khi bạn gặp vấn đề này và chưa nắm được các quy định pháp luật thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về tiêu thụ tài sản do trộm cắp

Câu hỏi: Bạn tôi có mua một chiếc xe của kẻ ăn cắp nhưng không biết là xe gian. Khi bạn tôi sử dụng chiếc xe này lưu thông trên đường thì bị bắt phạt và cảnh sát truy ra là xe ăn cắp. Xin hỏi bạn tôi có phạm tội không?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến bộ phận luật sư Hình sự - Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì:

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Theo đó, hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà biết rõ là do người khác phạm tội mà có. Trong đó, tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là tài sản đang được một người chiếm hữu không hợp pháp và tài sản đó là đối tượng của tội phạm mà họ thực hiện trước đó như tội phạm thuộc nhóm tội chiếm đoạt tài sản (trong tình huống này là tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015) hoặc tội phạm khác.

Bên cạnh đó, hành vi phạm tội tiêu thụ tài sản chỉ cấu thành Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khi không có sự hứa hẹn trước. Nếu có sự hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ, thu mua tài sản trộm cắp thì hành vi của người tiêu thụ là hành vi của một đồng phạm với tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức người đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

Nếu như người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản nhưng không hề biết tài sản mình mua là do trộm cắp mà có thì trường hợp này chỉ là một giao dịch dân sự thông thường, hành vi của người mua không phải là hành vi phạm tội.

Bạn có hành vi mua lại chiếc xe do người bán phạm tội mà có, tuy nhiên bạn không hề biết đây là tài sản trộm cắp mà có được, do đó bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi bị phát hiện tài sản thực hiện trong giao dịch là tài sản do trộm cắp mà có thì giao dịch dân sự này là vô hiệu, các bên sẽ phải hoàn trả lại nhau những gì đã nhận. Khi đó, chiếc xe sẽ do cơ quan công an xử lý, trao trả lại cho người bị mất còn bạn có quyền yêu cầu người bán xe hoàn trả lại tiền đã giao.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169