Hoàng Thị Kim Lý

Mua nhà phân lô qua hợp đồng vay vốn

Năm 2010 e có mua 1 mảnh đất phân lô của chủ dự án,trị giá mảnh đất là 400.000.000 đồng, khi mua đất thì ký kết với chủ đầu tư gồm có: Họp đồng vay vốn, giấy biên lai thu tiền 400.000.000 đồng. Trong hợp đồng vay vốn có nêu rõ nếu xây xong tầng 1 với kích thước đúng với quy định trong hợp đồng thì sẽ được nhận sổ đỏ

 

Em xin chào Công ty luật sư Minh Gia em biết được quý công ty qua mạng và e hiện bị lâm và tình trạng khó mà k biết giải quyết thế nào mong công ty giúp đỡ ạ. Em xin được trình bày việc cụ thể như sau ạ:Năm 2010 e có mua 1 mảnh đất phân lô của chủ dự án,trị giá mảnh đất là 400.000.000 đồng, khi mua đất thì ký kết với chủ đầu tư gồm có: Họp đồng vay vốn, giấy biên lai thu tiền 400.000.000 đồng. Trong hợp đồng vay vốn có nêu rõ nếu xây xong tầng 1 với kích thước đúng với quy định trong hợp đồng thì sẽ được nhận sổ đỏ. Nhưng cho đến nay về phía gia đình đã xây xong 3 tầng theo đúng quy định trong hợp đồng và ở được 1 năm nay nhưng chưa được nhận sổ đỏ. Và về phía gia đình cũng xác nhận chính xác sổ đỏ của mình đang bị chủ đầu tư cắm tại ngân hàng X..CN. với số tiền vay là 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng)  và công ty của chủ đầu tư đã tuyên bố phá sản.Gia đình đã làm đơn đề nghị lên Công an huyện nhưng được công an huyện trả lời không can thiệp được vì lý do đây là hợp đồng vay vốn chứ không phải hợp đồng mua bán.Gia đình cũng làm việc với kế toán trưởng của công ty thì được bà A giải thích là theo quy định về luật đất đai thì khi mua bán công ty không được phép ký kết là hợp đồng mua bán mà phải là hợp đồng vay vốn. Do thiếu hiểu biết nên gia đình rất hoang mang và không biết giải quyêt thế nào mong Quý công ty giúp đỡ ạ. Em chỉ muốn đòi lại sổ đỏ của e thôi ạ kể cả nhờ luật sư vào cuộc giải quyết được gia đình cũng làm ạ Gia đình xin chân thành cảm ơn ạ

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ các điều khoản tại mục 4 chương XVI Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản:

 

"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

 

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

 

Điều 464. Quyền sở hữu đối với tài sản vay

 

Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

 

Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay

 

1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

 

2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

 

3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

 

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

 

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

 

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

 

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

 

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

 

Như vậy, sau khi hai bên thực hiện hợp đồng vay vốn thì bạn là chủ sở hữu căn nhà hình thành trong tương lai. Ngoài ra, việc chủ đầu tư mang dự án đang cầm cố ở ngân hàng để bán là vi phạm pháp luật, bởi đây là tài sản thế chấp, chủ đầu tư phải giải chấp mới được bán. Và khi tài sản đã mang đi giao dịch hai lần là "có dấu hiệu hành vi lừa đảo". Lúc này, bạn có quyền khởi kiện chủ đầu tư để đòi quyền lợi.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo