Miễn tập sự, xếp lương khi tuyển dụng công chức đã đóng BHXH bắt buộc
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn về các quyền lợi, chế độ của công chức Nhà nước
Công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện … Công chức Nhà nước có các quyền và nghĩa vụ riêng theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nếu bạn được tuyển dụng vào công chức bạn cần nắm được các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp bạn chưa nắm rõ các chế độ, quyền lợi của công chức phục vụ tại các cơ quan nhà nước, bạn có thể gửi câu hỏi của mình về địa chỉ Email của công ty Luật Minh Gia, để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn hướng dẫn, tư vấn các vấn đề còn vướng mắc như:
- Điều kiện trở thành công chức Nhà nước theo quy định pháp luật;
- Chế độ xếp thang bảng lương của công chức;
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công chức Nhà nước.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm thông tin pháp lý và đối chiếu với trường hợp của mình.
2. Hỏi về chế độ của công chức theo quy định
Câu hỏi:
Em công tác tại UBND xã theo hợp đồng lao động từ tháng 11/2012 tới tháng 9/2015 được tuyển dụng làm công chức. Em đã đóng BHXH được 2 năm vậy em có phải thực hiện chế độ tập sự hay không? việc tham gia BHXH có phải là căn cứ để nâng ngạch lương không?
Em tên Bùi Dương Quốc Quyền, sinh năm 1989, hiện ngụ huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Em có một thắc mắc về lĩnh vực chế độ dành cho Cán bộ, công chức cấp xã muốn được xin ý kiến của quý công ty, rất mong được giúp đỡ.
Sau khi tốt nghiệp đại học, vào tháng 11/ 2012 em được nhận vào công tác tại Ủy ban nhân dân xã (không thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn), chức danh địa chính, hình thức hợp đồng lao động (do chưa qua thi tuyển công chức) . Trong thời gian làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.
Em làm công việc theo chức danh đến tháng 9/2015 em trúng tuyển vào kỳ thi tuyển công chức tại vị trí đang làm việc. Sau khi có quyết định trúng tuyển thì em chỉ được hưởng 85% lương do phải thực hiện chế độ tập sự 01 năm.
Em xin hỏi thời gian tham gia bảo hiểm của em đã trên 02 năm, như vậy có cần phải thực hiện chế độ tập sự không? Và đến tháng 11/2015 thì em tham gia bảo hiểm được 03 năm, có được xét nâng ngạch lương không (theo bậc Đại học)?
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất, về việc thực hiện chế độ tập sự
Nghị định 24/2004/NĐ-CP quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lí công chức quy định tại điều 12 về chế độ tập sự:
“1. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
c) Người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự;
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
3. Nội dung tập sự:
a) Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
b) Trao dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
4. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gan tập sự quy định tại khoản 2 điều này.”
Điều 12 Thông tư 13/2010/TT-BNV Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự :
“1. Người được tuyển dụng được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP tương ứng với ngạch công chức được tuyển dụng;
b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm a khoản này, người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng.
2. Người được tuyển dụng nếu không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian người được tuyển dụng đã làm những công việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (nếu có) được tính vào thời gian tập sự.”
Theo quy định trên, công chức vừa được tuyển dụng được miễn chế độ tập sự khi đóng BHXH bắt buộc lơn hơn thời gian tập sự và trong thời gian đống BHXH bắt buộc người được tuyển dụng làm công việc theo đúng yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn công tác với chức danh địa chính tại UBND xã từ tháng 11/2012 với hình thức kí hợp đồng lao động cho tới hết tháng 8/2015. Trong thời gian làm theo hình thức hợp đồng này bạn đã đóng BHXH được 2 năm. Đến tháng 9/2015 bạn được tuyển dụng công chức tại vị trí công việc đang làm ( chức danh địa chính) và theo quy định thì bạn phải thực hiện tập sự 1 năm.
Khi bạn có quyết định tuyển dụng công chức công tác tại vị trí địa chính, phải tập sự 1 năm và trước đó bạn làm tại vị trí này đã đóng BHXH 2 năm thì bạn được miễn thời gian tập sự.
-Thứ hai, xét ngạch lương khi tuyển dụng công chức đã đó thời gian đóng BHXH bắt buộc.
Quyết định 51/2014 /LĐTBXH quy định về việc nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước hạn đối với công chức, viên chức và người lao động quy định tại Điều 5 Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên:
“Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
1. Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh
a) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
b) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
2. Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:
a) Đối với công chức:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
b) Đối với viên chức và người lao động:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.”
Theo quy định trên thì việc đóng BHXH bắt buộc trước khi được tuyển dụng không phải là điều kiện để được nâng ngạch lương.
Khoản 2, Điều 19, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:
“2. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức theo quy định tại Nghị định này, đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, thời gian công tác có đóng bảo hiểm bắt buộc đứt quãng thì được cộng dồn.”
Theo quy định trên, căn cứ đã có thời gian công tác và đóng BHXH bắt buộc, chưa nhận BHXH 1 lần được bố trí đúng công việc mà trước đây đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc sẽ là căn cứ để được xếp ngạch, bậc lương phù hợp.
Như vậy, căn cứ thời gian đóng 2 năm BHXH bắt buộc trong thời gian công tác vị trí điạ chính không phải là căn cứ nâng ngạch lương mà chỉ là căn cứ để xét ngạch lương, bậc lương phù hợp cho bạn khi bạn nhận được quyết định tuyển dụng công chức.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất