Mẫu Hợp đồng đào tạo nghề/học việc
1. Luật sư tư vấn Luật Lao động
Trong quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động, nếu công việc có yêu cầu người lao động phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật hoặc tay nghề thì người sử dụng lao động có thể mở lớp học nghề, tập nghề cho người lao động theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc học nghề, tập nghề bắt buộc phải lập thành văn bản trong đó có thỏa thuận rõ về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nhiều người sử dụng lao động còn lúng túng khi giao kết hợp đồng đào tạo nghề. Điều này dẫn đến thực trạng hợp đồng không thể hiện rõ bản chất đào tạo nghề hoặc không chứa đựng đầy đủ nội dung cần thiết nên khi phát sinh tranh chấp, các bên không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, công ty Luật Minh Gia đưa ra mẫu hợp đồng đào tạo nghề/học việc với các nội dung cơ bản về thông tin bên dạy nghề, bên học nghề, nội dung thỏa thuận, chế độ học nghề và các vấn đề khác liên quan.
Mẫu hợp đồng chỉ mang tính chất tham khảo nên trong quá trình soạn thảo, doanh nghiệp cần căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tiễn của đơn vị mình.
2. Mẫu hợp đồng đào tạo nghề/học việc
Mẫu Hợp đồng đào tạo nghề/học việc theo đính kèm trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, quý vị cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến luật sư trước khi áp dụng vào thực tế.
ĐƠN VỊ… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- |
|
------------------ |
|
|
Số: ........./HĐHN-KPLC |
|
|
HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ (HỌC VIỆC)
- Căn cứ Quyết định 776/2001/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 08 năm 2001 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề;
- Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số ...................... của ............................ do sở Lao động Thương binh và xã hội cấp;
- Căn cứ cơ cấu tổ chức và Quy chế Công ty ........................................;
- Căn cứ quy chế Trung tâm dạy nghề ...................................................
Bên dạy nghề: TRUNG TÂM DẠY NGHỀ ..............................
CÔNG TY CỔ PHẦN ................................................................
Đại diện: Ông/Bà ....................................................
Chức vụ: Giám đốc Công ty
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
Email:
Bên học nghề:
Họ và tên:.......................................................................................................................................
Sinh ngày:………tháng…….năm ..........................................
Trình độ văn hoá:...................................................................
Hộ khẩu thường trú tại:....................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:.................................................................................................................................
Giấy tạm trú số ……..do Công an ………….cấp ngày...................................................................
Điện thoại:......................................................................................................................................
Mang CMND:………….hoặc hộ khẩu số:.....................................................................................
Cấp ngày…....tháng…....năm…....Tại: Công an..............................................................................
Thoả thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1:Công ty đào tạo nghề…......................cho anh (chị) …. ……………………..... theo đúng hợp đồng số……..từ ngày…….....tháng……..năm……..đến ngày…....tháng…….năm...................................................
Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề ............................. - Công ty ............................................
Cơ sở 1: .......................................................................... |
|
Cơ sở 2: .......................................................................... |
Điều 2:Chế độ học nghề
1. Thời gian học nghề: .…....tháng (=…..tuần: =…….giờ)
2. Thời gian học trong ngày:
Sáng từ : 8h00 đến 11h00
Chiều từ : 14h00 đến 17h00
Tối từ : 18h00 đến 21h00
Phần chuyên ngành học 01 buổi/ngày |
3. Chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ Tết theo quy định của Nhà nước.
4. Học sinh được cấp phát:
Thẻ học viên |
|
Tài liệu học tập phần Đại cương và chyên ngành |
......................................................................................................................................................
5. Người học được học trong điều kiện an toàn và vệ sinh theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3:Nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của người học
1. Nghĩa vụ:
Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học.
Trong học tập tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ học phí của khoá học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Quyền hạn:
Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình và xây dựng Công ty ngày càng phát triển.
Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do nào đó mà chưa tham gia học được thì Công ty sẽ xét để bảo lưu và được học lại (Thời gian bảo lưu không quá 03 tháng)
3. Quyền lợi
Người học được học tập lý thuyết và thực hành nghề đảm bảo đủ thời gian, nội dung chất lượng theo chương trình của Công ty đã đề ra theo quy định của Bộ LĐTBXH.
Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định . Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng sẽ được giới thiệu thực tập tại các cửa hàng sửa chữa bảo hành và tiếp tục đăng ký học các lớp học nâng cao.
Điều 4:Nghĩa vụ và quyền hạn của Trung tâm dạy nghề
1. Nghĩa vụ
Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học học tập đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.
2. Quyền hạn
Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của Pháp luật.
Học viên được hoặc phải chấm dứt Hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có căn cứ rõ ràng) sau đây:
+ Đi nghĩa vụ quân sự
+ Lý do sức khoẻ
+ Vi phạm Pháp luật của Nhà nước và Quy chế của Trung tâm đào tạo
Điều 5:Điều khoản chung
1. Những thoả thuận khác: .............................................................................................................
......................................................................................................................................................
2. Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày.....tháng.....năm......đến ngày ….tháng….năm....
Điều 6: Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau.
+ 01 bản người học nghề giữ.
+ 01 bản Công ty ........................................................ giữ.
Hợp đồng đào tạo nghề được làm tại: Công ty ...................................
Cơ sở 1: ......................................................... |
||
|
Cơ sở 2: ......................................................... |
|
Người học nghề
|
CÔNG TY ......................... |
|
-------------
Câu hỏi - Tư vấn thắc mắc về phụ lục hợp đồng lao động
Luật Minh Gia cho em hỏi: em kí hợp đồng lao động tháng 1/2016 với mức lương 3tr/tháng.Đến tháng 12/2016 em làm phụ lục hợp đồng bổ sung thêm 1 khoản phụ cấp trách nhiệm 300 nghìn/tháng với thời gian từ 01/01 đến 31/12/2016. Sau đó em truy lĩnh từ tháng 1 đến tháng 12 với số tiền 3tr6. Luật gia cho em hỏi như vậy có đúng không? Em cảm ơn.
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:
Điều 24 Bộ luật lao động năm 2012 quy định Phụ lục hợp đồng lao động
"1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực."
Theo quy định khi ký phụ lục hợp đồng sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký trước đó và ghi rõ thời điểm có hiệu lực. Phụ lục hợp đồng của anh/chị bổ sung thêm phụ cấp trách nhiệm 300 nghìn/tháng đối với thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2016. Do đó, nếu trong thời gian từ tháng 1 năm 2016 tới hết tháng 12 năm 2016 anh/chị chưa được trả đầy đủ theo như phụ lục thì có quyền yêu cầu truy lĩnh số tiền lương còn thiếu trong thời gian này.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất