Mẫu đơn trình báo lừa đảo
1. Luật sư tư vấn pháp luật hình sự
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin, những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sự phát triển, biến tướng ngày càng tinh vi, khó dự đoán và khó phòng ngừa hơn.
Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bạn cần trình báo kịp thời đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế các cá nhân, tổ chức thường hay lúng túng trong quá trình soạn thảo đơn trình báo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Xuất phát từ thực tế nếu trên, Công ty Luật Minh Gia đưa ra mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản với nội dung cơ bản bao gồm thông tin cơ quan nhận đơn, thông tin người trình báo, nội dung trình báo, yêu cầu đề nghị xem xét giải quyết và các vấn đề khác liên quan.
Lưu ý: Mẫu đơn chỉ mang tính chất tham khảo nên trong quá trình soạn thảo nếu có vấn đề vướng mắc, bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư trước khi áp dụng vào thực tế. Nếu không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.
2. Mẫu đơn trình báo lừa đảo
Quy định về trình báo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mẫu đơn trình báo trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, quý vị cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư trước khi áp dụng vào thực tế.
------------------------------------------------------------------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Púc
ĐƠN XIN TRÌNH BÁO LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Kính gửi: CÔNG AN QUẬN ………………………………………....................................
Tôi tên là: ……………………………………………….........................................………..
CMND số: …………………………………………….........................................……….…
ĐKHKTT: …………………………………………………..........................................……..
Chỗ ở hiện tại: ........................................................................................................
Tôi làm đơn này xin trình báo với quý cơ quan hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông/bà X như sau:
Thứ nhất:
Vào ngày ………………………………………………………..........………………………….
……………………………………………………………............……………………………….
……………………………………………………………………...........……………………….
Tiếp theo,
……………………………………………………………………............……………………….
……………………………………..........................................……………………………….
…………………………………………………………….............……………………………….
Khoảng một tháng sau ngày ký hợp đồng (…/…/20…) sau nhiều lần yêu cầu chị ….. vẫn cố tình không thực hiện. Do đó tôi đã yêu cầu thanh lý hợp đồng và trả lại tiền cọc nhưng ……….. khất lần và cố tình không thực hiện.
Thứ hai:
Ngày …/…./…..
………………………………………………………………………………….............………….
…………………………………………………………………………….............……………….
……………………………………………………………………………………………..............
Thấy có nhiều dấu hiệu bất thường nên ………………………..……….............…………..
……………………………………………………………………………….............…………….
……………………………………………………………………………….............…………….
Như vậy, hành động của …………… chứng tỏ chị ta đã có ý định lừa đảo tôi và Công ty …………………….từ trước (……………………) nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tôi và Công ty …………….., ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến quyền tài sản của công dân …………......…..
…………………………………………………………………………………………............….
Nay tôi đề nghị Qúy cơ quan xem xét các vấn đề sau đây:
……………………………………………...………………………..............…………………….
………………………………………………………………………..............…………………….
………………………………………………………………………..............…………………….
…………………………………………………………………………………………….
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu kèm theo: |
........, ngày …. tháng ….. năm…… Người làm đơn |
Tham khảo thêm quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất