Mang xe máy đi cầm cố mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc cầm cố tài sản: Việc mang xe ra hiệu cầm đồ để nhận lại một số tiền nhất định là giao dịch cầm cố tài sản theo quy định tại điều 302 Bộ luật dân sự năm 2015 về cầm cố tài sản:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”.
Việc cầm cố tài sản chỉ được thực hiện khi một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia tuy vậy trong trường hợp này bạn của bạn, đã cầm cố xe máy cho cửa hàng cầm đồ nhưng tài sản đó không thuộc sở hữu của người này vì xe máy là tài sản có giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu. Vì vậy việc cầm cố tài sản trong trường hợp này là không đúng theo quy định của pháp luật và việc chủ cửa hiệu cầm đồ đồng ý nhận cầm cố chiếc xe mà không có giấy tờ cũng là vi phạm quy định của pháp luật. Vì vậy, bạn có cơ sở để đòi lại tài sản là chiếc xe máy trong trường hợp này theo quy định tại Điều 166 BLDS 2015 về quyền đòi tài sản
"1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”.
Theo đó, trong trường hợp này, bạn có thể mang Giấy đăng kí xe của bạn (để chứng minh quyền sở hữu của mình với chiếc xe) lên cơ quan Công an để nhờ cơ quan Công an lấy lại chiếc xe này cho mình.
Đối với việc xử lý hành chính và xử lý hình sự như sau:
Về xử phạt hành chính đối với chủ cửa hàng cầm đồ: Theo quy định tại khoản 2, điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong một số lĩnh vực thì người chủ cửa hàng cầm đồ có thể bị xử phạt hành chính đối với những hành vi sau:
"2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;
đ) Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định;
e) Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
g) Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền".
Do vậy, ở đây chủ cửa hàng cầm đồ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng lại không có các loại giấy tờ đó.
Về xử lý hình sự với người mang xe của bạn đi cắm: Trong trường hợp này, người mang xe đi cắm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”.
Tuy nhiên nếu trong trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên thì người này sẽ được giảm nhẹ án phạt.
Thứ hai, về việc báo công an: Mặc dù việc cầm đồ là vụ việc dân sự, nhưng đã có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật, vì giá trị củatài sản lớn. Vì vậy, bạn có thể lên cơ quan công an thuận tiện nhất cho việc điều tra để họ giải quyết. Bạn có thể lên cơ quan công an nơi hiệu cầm đồ, hoặc nơi bạn của bạn cư trú hoặc công an nơi bạn cư trú.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất