Mang xe của người khác đi cầm cố giải quyết như thế nào?
Nội dung câu hỏi: Xin chào anh chị ạ. Em có người em đang gặp phải trường hợp như thế này nên hỏi anh chi xem chỉ cho em hướng giải quyết tốt nhất ạ. Trước khi Th (em trai em) có chơi với một người tên N ạ. Và vào giữa tháng 11 năm 2017. N đt cho Th nhờ dẩn đi cầm dùm cái xe. Nhưng do xe của N là xe trả góp nên N và người bạn của N về. Sau 30 phút, người bạn hồi nãy đi cùng với N nói tên là H. Nên nhờ Th dân đi cầm dùm và Th đã đã dẩn đi cầm xe với giá 8 triệu đồng. (Nhưng là tiền cũa Th đưa cho chủ tiệm cầm đồ để cầm xe đó, vì đã thỏa thuận với chủ tiệm cầm đồ trước) sau khi xong ai nấy tự về... nhưng 3 ngày sau Công an phường chổ N và H cư trú điên thoại cho Th. Nhưng Th ko biết chuyện gì. Nên vẩn lên gặp như đã hẹn. Nhưng khi Th lên công an phuong trên thì được biết là do H mượn cũa người ta nhưng lại đem đi cầm. Một phần là do sợ mất số tiền trên, một phần là lo sợ tiệm cầm đồ trên không có giấy phép kinh doanh. Nên Th đã nhờ người mang chiếc xe đó đi cầm lấy 8 triệu đồng. Vậy cho em hỏi xem người em cũa em nên làm gì? Và cần xử lý như thế nào cho tốt được ạ. Trân trọng cảm ơn !
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Giao dịch cẩm cố phát sinh khi bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố. Tuy nhiên, H đã giao tài sản không thuộc sở hữu của mình (hai người họ không đứng tên trong giấy tờ xe) cho bên nhận cầm cố mà không có hợp đồng ủy quyền nên giao dịch cầm cố trong trường hợp này là không đúng pháp luật. Theo đó, giao dịch cầm cố giữa H và bên nhận cầm đồ vô hiệu. Khi có tranh chấp xảy ra, thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (H sẽ trả lại 8 triệu, còn tiệm cầm đồ sẽ trả lại xe hay chính là H trả lại 8 triệu còn Th sẽ trả lại xe).
Tuy nhiên, theo thông tin mà bạn cung cấp thì sau khi lên cơ quan công an, Th biết xe đó không thuộc sở hữu của H mà là xe H đi mượn nhưng lại mang đi cầm, sau đó Th lại tiếp tục mang chiếc xe đó đi cầm thì rất có thể Th sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tùy thuộc vào mục đích và động cơ của Th trên thực tế. Vì vậy, trong trường hợp này của em bạn, tốt nhất em bạn nên ra nơi mà em bạn đã cầm xe, lấy lại chiếc xe đó trong thời gian sớm nhất. Sau đó, em bạn nên gặp H và thương lượng về vấn đề trả xe và lấy lại 8 triệu đồng, hoàn trả mọi thứ như ban đầu. Em bạn cũng có thể nói với H hành vi của H khi lấy xe của người khác đi cầm cố mà không được sự đồng ý hay ủy quyền của chủ sở hữu có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội: Trộm cắp tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trên đây là nội dung câu trả lời cho thắc mắc của bạn dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng !
CV tư vấn: Nguyễn Nhàn - Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất