Luật gia Nguyễn Nhung

Mang thai được 3 tháng và xin nghỉ làm có được hưởng BHXH không?

Chế độ thai sản là một trong số các chế độ được quy định cụ thể khi người lao động có tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chế độ này tương đối quan trọng đặc biệt là đối với đối tượng người lao động nữ đang mang thai hoặc sinh con.

1. Luật sư tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội

Khi tham gia chế độ bảo hiểm xã hội và đang mang thai thì lao động nữ rất quan tấm đến chế độ mà mình được chi trả khi sinh con bao gồm các chế độ gì và mình có đủ điều kiện để hưởng loại chế độ này hay không.

Quả thực, chế độ bảo hiểm thai sản là loại chế độ quan trọng nhất là đối với lao động nữ bởi nó sẽ đảm bảo cho lao động nữ có một khoản thời gian được nghỉ ngơi nhưng vẫn được cơ quan bảo hiểm hỗ trợ một khoản chi phí nhất định.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp lao động nữ khi mang thai và sinh con đều được hưởng chế độ này từ cơ quan bảo hiểm bảo hiểm. Vậy, điều kiện để hưởng loại chế độ này bao gồm những gì và chi trả như thế nào? Để giải đáp cụ thể các vấn đề liên quan đến thai sản bạn hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia theo các hình thức là gửi Email tư vấn hoặc liên hệ trực tiếp qua tổng đài 1900.6169 đề được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp các vấn đề bạn đang thắc mắc.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ

Câu hỏi: Thưa Luật sư. Vợ em có bầu được 3 tháng rồi mà công việc phải đi làm xa 30km , vợ em thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ở nhà , như vậy khi sinh em bé có được hưởng BHXH không hoặc là nghỉ ở nhà và đóng tiếp BHXH có được không để khi sinh em bé được hưởng BHXH thì em phải làm những thủ tục nào? (Vợ em đã đóng BHXH được hơn 3 năm).

Trả lời:

Chào anh, cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin tư vấn trường hợp này của anh như sau:

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy để được hưởng chế độ thai sản theo Khoản 4 quy định trên thì vợ anh phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Hiện nay vợ anh đang mang thai được 3 tháng như vậy còn tầm 6 tháng nữa vợ anh sẽ sinh. Do đó vợ anh đủ điều kiện đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trước khi sinh. Tuy nhiên do anh không cung cấp thời gian đóng bảo hiểm và khoảng thời gian sinh con nên để chắc chắn được hưởng bảo hiểm xã hội vợ anh nên cố gắng đi làm và đóng bảo hiểm thêm 1 tháng nữa. Còn nếu vợ anh thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Do đó vợ anh có thể nghỉ luôn mà vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Về phần xin nghỉ và tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì theo quy định của pháp luật thì nếu như vợ anh đã nghỉ việc thì hợp đồng lao động của vợ anh sẽ chấm dứt. Mà hợp đồng bảo hiểm chấm dứt thì vợ anh sẽ không được đóng bảo hiểm bắt buộc nữa trong khi pháp luật lại quy định chỉ được hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm bắt buộc. Với trường hợp này của vợ anh thì khi vợ anh tự đóng bảo hiểm xã hội thì vợ anh chỉ có thể tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà bảo hiểm tự nguyện sẽ không có chế độ thai sản cho nên vợ anh sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm:

+) Sổ BHXH.

+) Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con.

+) Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản.

Sau khi có đầy đủ hồ sơ như trên, vợ anh mang ra cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH sẽ thụ lý hồ sơ cho vợ anh và hoàn tất thủ tục hưởng chế độ thai sản.

>> Luật sư tư vấn thắc mắc về chế độ thai sản, gọi: 1900.6169

------------

Câu hỏi thứ 2 - NLĐ nghỉ việc trước khi sinh con có được hưởng chế độ thai sản không?

Xin chào Luật sư.Em là T.T.L.C, em thấy thông tin về văn phòng Luật sư trên mạng. Em xin phép viết mail hỏi luật sư về vấn đề bảo hiểm thai sản của mình. Em đã đóng bảo hiểm tính đến tháng 2/2019 là 5 năm 8 tháng, cuối tháng 2 em bị thôi việc nhưng đang mang thai, và ngày dự sinh của em là 29/9/2019. Vậy em có được hưởng chế độ thai sản khi sinh không. Em chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

....

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."

Và Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định thời gian 12 tháng trước khi sinh con như sau:

"1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này."

Theo quy định trên thì lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản nếu đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn dự sinh ngày 29/9/2019, hiện tại bạn đã nghỉ việc và nếu tháng 9 bạn không tham gia BHXH thì 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính từ tháng 9/2018 đến tháng 8/2019. Trong khoảng thời gian này bạn đã đóng BHXH được 6 tháng (từ tháng 9/2018 đến hết tháng 2/2019) nên bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Nếu bạn nghỉ việc trước khi bạn sinh thì bạn có thể tự mình nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tại cơ quan BHXH quận, huyện nơi bạn cư trú.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm:

- Sổ BHXH

- CMND

- Bản sao giấy khai sinh/  Bản sao giấy chứng sinh của con

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo