Luật sư tư vấn về tạm giam, tạm giữ người chưa thành niên phạm tội
Tôi xin hỏi nếu công an kí giấy bắt giam em tôi 3 tháng thì phải có giấy tạm giam thêm để gia đình tôi còn biết, vậy cơ quan công an có sai không?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 419 Bộ luật hình sự 2015 quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế như sau:
“3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
…
5. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải thông báo cho người đại diện của họ biết.”
Như vậy, em trai bạn năm nay 17 tuổi, nên chỉ có thể bị tạm giam, tạm giữ trong trường hợp phạm tội nghiêm trong do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu như hành vi trộm cắp của em trai bạn chỉ cấu thành theo Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) (có khung hình phạt cao nhất là 3 năm) thì đây là tội ít nghiêm trọng nên sẽ không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, tạm giữ.
Trường hợp em bạn cấu thành theo các khoản 2,3,4 Điều 173 thì có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, tạm giữ.
Theo quy định tại ĐIều 419 đã nêu trên thì khi có lệnh bắt, giữ hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi thì phải có thông báo về cho người đại diện của người bị bắt biết. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định những lần gia hạn tạm giữ cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho người nhà của người bị bắt biết.
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất