Luật sư tư vấn về nội quy lao động của công ty, điều kiện và thủ tục đăng ký
1. Luật sư tư vấn Luật Lao động
Quyền lợi của người lao động khi làm việc tại các cơ quan, tổ chức là được nghỉ phép năm. Trong đó, nếu người lao động không nghỉ phép năm thì được công ty thanh toán tiền phép năm này. Ngoài ra trong nội quy của công ty cũng cần phải quy định rõ về ngày nghỉ này. Đây được cho là điều cần thiết để đảm bảo các quyền lợi của người lao động.
Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện giải quyết chế độ quyền lợi của người lao động khi nghỉ phép năm gặp nhiều khó khăn vướng mắc và nhiều lúc không được đảm bảo quyền lợi. Nguyên nhân xuất phát từ việc lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật lao động của người lao động nên doanh nghiệp không tính ngày nghỉ phép năm cho họ.
Nếu bạn còn đang thắc mắc về những vấn đề liên quan đến vấn đề lao động mà chưa tìm được các giải quyết, bạn hãy liên hệ hệ tổng đài Luật sư tư vấn của Luật Minh Gia 1900.6169 hoặc gửi yêu cầu về Email tư vấn để được chúng tôi cung cấp những căn cứ pháp luật, đề xuất phương hướng giải quyết và các thủ tục liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về các vấn đề lao động, bảo hiểm,…
2. Tư vấn về nội quy lao động của công ty và ngày nghỉ phép năm
Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luật sư, cho em hỏi trường hợp về chính sách nghỉ phép năm của công ty như sau: Nhân viên không có 12 ngày phép năm mà từng trường hợp cụ thể xin nghỉ phải có lý do hợp lý được sếp cho phép thì được nghỉ mà không bị trừ lương. Hưởng lương doanh số và không chấm công. Trường hợp này người lao động không muốn như vậy, mỗi lần xin sếp nghỉ rất khó khăn, người lao động chỉ muốn có ngày phép như mọi người và sẽ tự cân đối ngày nghỉ của mình cho hợp lý. Không biết chính sách trên có đúng theo quy định của pháp luật không? Nếu không đúng theo quy định của pháp luật thì người lao động phải làm gì? mong được tư vấn, xin cảm ơn.
Nội dung tư vấn: Cám ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn đến công ty tư vấn luật Minh Gia. Đối với vấn đề của chị chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019:
“Điều 118. Nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn, vệ sinh lao động;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
h) Trách nhiệm vật chất;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
3. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo như quy định của pháp luật thì nội quy lao động của công ty không được trái với pháp luật về lao động và các quy định khác của pháp luật liên quan. Đối với quy định của pháp luật về nghỉ phép như chị trình bày thì pháp luật quy định: Đối với người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ nguyên lương đối với điều kiện bình thường là 12 ngày làm việc.
Theo quy định tại điều 119 Bộ luật lao động 2019 thì nội quy lao động phải được đăng kí và nếu như nội quy lao động có trái với quy định của pháp luật thì cơ quan quản lý sẽ thông báo hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
Trường hợp nội quy không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thì doanh nghiệp sẽ bị phạt về hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18, Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất