Luật sư bào chữa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng. Gian dối là đặc trưng cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm, mà ngoài thủ đoạn gian dối, người phạm tội còn phải có hành vi chiếm đoạt tài sản thì mới đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2. Tư vấn quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Để giải quyết vướng mắc cho người yêu cầu một cách nhanh chóng, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài Luật sư tư vấn luật Hình sự trực tuyến của Luật Minh Gia - mọi vướng mắc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các quy định pháp luật liên quan sẽ được đội ngũ luật sư, luật gia của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.
>> Luật sư tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi: 1900.6169
- Liên hệ Tổng đài tư vấn luật Hình sự - Bạn sẽ được các luật sư, chuyên viên về Hình sự hỗ trợ các vấn đề về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định liên quan như sau:
2.1 - Tư vấn quy định pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Tư vấn về xác định tội danh, cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Tư vấn về cách xác định giá trị tài sản cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Tư vấn về mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Tư vấn về trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản khi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Tư vấn về các tình tiết tăng nặng định khung, các tình tiết giảm nhẹ của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Tư vấn về điều kiện được hưởng án treo khi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
2. 2 - Luật sư tư vấn về trình tự, thủ tục tố giác tội phạm
- Tư vấn về cách thức nộp đơn tố giác đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Tư vấn về nội dung đơn tố giác tội phạm;
- Tư vấn về thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn tố giác tội phạm;
- Tư vấn về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm, thời hạn giải quyết đơn tố giác và thời gian điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
2.3 - Tư vấn về các vấn đề khác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Tư vấn về trình tự, thủ tục bắt tạm giữ, tạm giam và thu giữ tài sản đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Tư vấn về trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã bị chiếm đoạt tài sản đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Tư vấn về trách nhiệm chịu án phí, mức án phí trong vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
3. Hướng dẫn liên hệ tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi: 1900.6169 nghe hướng dẫn trên lời chào tổng đài đề gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia, chuyên viên tư vấn của chúng tôi.
- Để tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại cho bạn và của luật sư quý khách nên chuẩn bị trước nội dung hỏi và trình bày rõ ràng để nội dung tư vấn đạt hiệu quả cao nhất cho bên đề nghị tư vấn.
----------
4. Tình huống luật sư tư vấn trực tuyến về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Để quý khách hàng hiểu rõ hơn quy định pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các vấn để liên quan, Luật Minh Gia trích dẫn (vắn tắt) một số tình huống đã tư vấn trực tuyến dưới đây. Quý khách hàng tham khảo, tìm hiểu trang bị thêm kiến thức pháp lý.
4.1 - Hiểu như thế nào về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Hỏi:
Em chào luật sư.em xin giấu tên nghề nghiệp là tài xế xe, chuyện mới vừa qua em nhận được cuộc gọi của anh D là chủ xe thuê e chở hàng đi tỉnh X và em từ chối không đi vì vợ sắp sanh không đi qua đêm được, nhưng ông D gạt em là đi về trong ngày và đươc em đồng ý. Nhưng khi đi thì 2 ngày sau mới về. Khi về thì ông D trả công cho em chỉ 700.000vnd em không phục và lên tiếng nói nhưng ông không đồng ý trả thêm. Ông D gọi em nói sáng mai xuống nhà lấy tiền thì khoảng 8h em xuống nhà ông D lấy tiền như lời ông D nói mà không gặp ai. Em mới nhớ là để quên dây sạc điện thoại trên xe và leo lên xe lấy, lấy xong em thấy giấy đăng kí xe oto tải nên nảy sinh ý định lấy giấu cho bỏ ghét, em đem giấy đăng kí xe về nhà cất giấu. Xong vài hôm sau ông D liên tục gọi em nhờ tìm giúp giấy đăng kí xe và lên nhà em nói sẽ chuộc lại 3.000.000vnd nếu ai nhặt được. Lúc đó em củng đang khó khăn tiền bạc vì vợ em chuẩn bị lên ca mổ đẻ nên e nảy sinh ý định cho chuộc giấy đăng kí xe là 3.000.000vnd như lời ông D nói. Xong em gọi cho anh T đang làm thuê ở xa và nói "anh gọi vào sdt này (sdt ông D) và nói ông muốn chuộc lại giấy đăng kí xe thì gởi tiền cho tôi nói xong thì tắt điện thoại nghe" và được anh T đồng ý làm theo. Qua hôm sau ông D gọi cho em nói những lời thô tục và đe dọa em nếu không tìm ra được giấy xe thì ông D cho người giết chết em. E tức giận khi bị ông D đe dọa nên em gọi lại cho anh T và nói " anh gọi cho ông D nói giờ muốn chuộc thì 10.000.000vnd mới cho chuộc" và anh T đồng ý làm theo. Xong ông D lên nhà em và nhờ em đt cho anh T giảm tiền xuống 1 ít và em đồng ý gọi anh S xin giảm tiền xuống là còn 6.000.000vnd. Cuối cùng 2 bên thỏa thuận là 6.000.000vnd và tiền được gởi qua bưu điện, khi anh T đến bưu điện nhận tiền thì bị công an bắt. Lúc đó thì em đang ở bệnh viện chăm vợ mới mổ đẻ thì e có gọi điện thoại cho phó công an huyện trình bày hết sự việc nêu trên và được mời về công an làm việc.Em chưa có tiền án tiền sự. Là công dân tốt luôn giúp đỡ những người xung quanh và được mọi người thương yêu. Em đang có con nhỏ và nuôi thêm người em ruột đang học đại học. Vậy luật sư cho em hỏi em có phải đi tù không hay hưởng án treo hay phạt hành chánh. Em xin cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn về công ty Luật Minh gia. Với vụ việc của bạn, chúng tôi đưa ra những tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại."
Qua các tình tiết bạn đã cung cấp, có thể khẳng định bạn đã thực hiện đầy đủ các hành vi để cầu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Hành vi “ cất giấu giấy đăng kí xe”, "gọi điện đòi tiền chuộc" của bạn được xác định là hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu của ông D đối với giấy đăng kí xe của mình.
Do đặc điểm riêng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối.
Ở đây, việc anh nhặt được đăng kí xe của ông D nhưng không thông báo cho chủ sở hữu biết mà lại dùng nó để nhờ người khác gọi điện cho ông D đòi tăng tiền chuộc lên đã vi phạm đến quan hệ sở hữu tài sản này của ông D. Theo đó, khung hình phạt đối với tội danh của anh là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Tuy nhiên, căn cứ vào việc anh là nguồn thu nhập chính cho gia đình, đang nuôi con nhỏ, đồng thời phạm tội lần đầu và chưa gây thiệt hại gì và một phần do bị hành vi trái pháp luật của nạn nhân tác động nên căn cứ Khoản 1 Điều 51 về Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, anh đã đáp ứng đủ điều kiện các khoản e,f,i,s điều 51 BLHS. Do đó, căn cứ Điều 54 BLHS, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khug hình phạt dành cho anh, trng trường hợp khung hình phạt đó là nhẹ nhất thì Tòa án có thể xem xét quyết định chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn.(cảnh táo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc được hưởng án treo”).
>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6169
---
4.2 - Tư vấn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi xin việc
Hỏi:
Chào luật sư, cho e xin hỏi về vấn đề lừa đảo. E có kiếm công việc làm thêm online và đã đăng kí làm công việc đó, nhưng họ bảo e phải đóng 6000k để làm cọc bảo đảm cho công việc và họ chuyển giao công nghệ khởi tạo account và web cho e. E đã tin và đóng đủ số tiền nhưng sau khi về e có search trên mạng thông tin về những việc làm thêm kiểu này toàn lừa đảo, khi về e có 2 ngày học việc rồi sau 2 ngày đó mới gửi account cho e chính thức làm, nhưng hôm sau e đã nt từ chối công việc để kh phải nhận account và lấy lại tiền, nhưng họ bảo khi đăng kí xong thì đã gửi thông tin đến cty để khởi tạo. Mà e đã dừng sớm và hủy nhận account rồi nhưng nếu họ kh muốn trả số tiền thì e có thể tố tụng đc kh ạ? Vs nhiều người thì đó chẳng là bao nhiêu nhưng vs e thì là tiền mồ hôi công sức cha e để dành cho e xài, e kh thể dâng không cho người khác đc ạ.
Trả lời:
Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Tư vấn quy định về tố giác tội phạm
>> Tư vấn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Như vậy với hành vi này thì số tiền chưa đến 2 triệu nên chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo nên anh/chị có quyền tố giác hành vi lừa đảo này theo hướng dẫn nêu trên.
Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác, bạn liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất