Chế độ tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp năm 2024
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn chế độ bảo hiểm tai nạn lao động trực tuyến
- Bạn cần giải đáp về Chế độ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ cần nhấc điện thoạ và liên hệ đến tổng đài luật sư của chúng tôi - Sau khi kết nối chúng tôi sẽ giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện hưởng chế độ, mức hưởng, thời gian hưởng… nhanh chóng và chính xác nhất.
2. Những vấn đề về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp luật sư hỗ trợ
Qua tổng đài luật sư tư vấn pháp luật Lao động bạn sẽ được chúng tôi tư vấn, giải đáp, hỗ trợ các vấn đề sau:
✔️ Tư vấn về đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
✔️ Tư vấn điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động;
- Tai nạn Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
- Bị tai nạn Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Trường hợp bị tai nạn Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
✔️ Tư vấn Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp;
✔️ Tư vấn Thời điểm hưởng trợ cấp;
✔️ Tư vấn Giám định mức suy giảm khả năng lao động;
✔️ Tư vấn Trợ cấp một lần do suy giảm khả năng lao động;
✔️ Tư vấn Trợ cấp hằng tháng do suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên;
✔️ Tư vấn về Trợ cấp phục vụ;
✔️ Tư vấn Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
✔️ Tư vấn Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
✔️ Tư vấn quy định pháp luật khác liên quan đến chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
3. Hướng dẫn liên hệ luật sư qua tổng đài tư vấn
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng ''Đăng ký tư vấn'' để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên về Chế độ Tai nạn Lao động, Bệnh nghề nghiệp.
>> Xem thêm: Luật sư tư vấn, giải đáp thắc mắc về chế độ Bảo hiểm xã hội
---
4. Tham khảo tình huống tư vấn về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trách nhiệm của công ty khi có người lao động bị tai nạn lao động?
Câu hỏi:
Luật sư cho hỏi, bạn em đã bị tai nạn lao động cụ thể là điện giật khi được anh N thuê đi mắc điện và đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Anh em có một vợ và 2 đứa con: một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tháng tuổi Vậy cho em hỏi nhân thân người bị tai nạn được bồi thường như thế nào? Và mức bồi thường?
Trong lúc tang gia bối rối anh N đã đưa cho gia đình tôi 20 triệu đồng lo tang phí và đã làm đơn không chịu thêm khoản nào bây giờ nhận thấy sự việc như vậy không hợp lí muốn đòi quyền lợi và điều tra lại vụ án có được không và dựa vào luật nào quy định? Mong luật sự cố gắng giúp em Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Trong trường hợp bạn của anh chị, vì phía anh N đã sử dụng lao động là anh trai bạn thực hiện công việc, có thuê, mướn lao động và tai này xảy ra khi đang thực hiện công việc cho nên anh N có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015. Theo đó:
"Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
...
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
..."
Như vậy trong trường hợp này gia đình có thể thỏa thuận, đàm phán với anh N để đưa ra phương án bồi thường. Trường hợp anh N không thực hiện bồi thường gia đình có quyền làm đơn gửi Tòa án nhân dân quận/huyện nơi anh N cư trú để đươc giải quyết.
----
- Mức điều chỉnh trợ cấp cho đối tượng đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động là bao nhiêu?
Câu hỏi:
Người lao động bị tai nạn lao động sẽ được hưởng trợ cấp theo quy định pháp luật. Ngày 1/7/2018, Nghị định số 88/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành theo đó đối tương đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động trước ngày 1/7/2018 sẽ được điều chỉnh về mức hưởng. Vậy mức điều chỉnh được xác định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Nghị định 88/2018/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Cụ thể:
"Điều 1. Đối tượng điều chỉnh
Nghị định này điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng sau đây:
...
Điều 2. Thời điểm và mức điều chỉnh
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, tăng thêm 6,92% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2018 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này."
Và được hướng dẫn tại Thông tư 05/2018/TT-BLĐTBXH:
"Điều 1. Đối tượng áp dụng
...
Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Điều 2. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này được tăng thêm 6,92% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2018. Cụ thể:
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 năm 2018 |
= |
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2018 |
x |
1,0692 |
Như vậy, đối chiếu quy định pháp luật trên từ ngày 1/7/2018 những đối tượng đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được tính tăng thêm 6,92% so với với mức trợ cấp đang hưởng của tháng 6/2018.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất