Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý thế nào?
Trong quá trình chuyển tiền bạn ấy có mượn thẻ ATM của em để bên bị hại chuyển tiền, số tiền là 92 triệu. Em không biết chuyện này cho đến khi bạn đó bị bắt. Và cái thẻ ATM bạn ấy giữ tới khi bị bắt. Hiện giờ bị công an tạm giữ và khai là lừa lấy số tiền đó đi tiêu xài. Bên bị hại người ta yêu cầu trả 150 triệu trước thì bên bị hại kí giấy bãi nại. Vậy cho em hỏi nếu mình trả đúng số tiền yêu cầu, bên bị hại kí bãi nại thì bạn em có phải bị ở tù không? Em không biết chuyện này nhưng thẻ ATM tên của em, vậy em có bị truy tố gì không? Em cám ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn của bạn làm giấy tờ hiến thận nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác với số tiền 284 triệu đồng. Với số tiền chiếm đoạt trên thì bạn của bạn có thể bị truy cứu theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
…
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
…”
Như vậy, căn cứ theo quy đinh trên thì bạn của bạn lừa đảo chiến đoạt tài sản có giá trị trên hai trăm triệu đồng thì có thể bị phạt tù tử bảy năm đến mười lăm năm. Nếu sau khi cơ quan điều tra phát hiện ra hành vi phạm tội mà bạn của bạn tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả (trả lại tiền cho bên bị hại) thì có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ để giảm mức hình phạt.
Bên cạnh đó, tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Do vậy, căn cứ theo quy định này thì tội phạm quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự không thuộc các tội phạm khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Do đó, mặc dù bên phía người bị hại có đơn bãi nại thì vẫn có căn cứ để khởi tố hình sự đối với trường hợp này. Đơn bãi nại này có thể được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
Nếu tại thời điểm bạn của bạn mượn thẻ ATM của bạn nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác mà bạn không hề biết mục đích mượn thẻ của bạn là để phạm tội thì bạn không bị coi là phạm tội và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trân trong.
CV tư vấn: Thúy Vân - Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất