Nông Bá Khu

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị phạt tù chung thân không?

Tư vấn về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiền tỷ, đã bị tạm giam và có thể bị nhận mức án tù chung thân, cách để giảm mức án phải chịu. Cụ thể như sau:

 

Xin chào luật sư Minh Gia, tôi có câu hỏi thắc mắc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rất mong nhận được sự tư vấn của quý luật sư!Gia đình tôi có người đang bị tạm giam do bị đâm đơn kiện với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với số tiền là 4 tỷ 50 triệu đồng. Trên thực tế, người nhà tôi có vay 350 triệu đồng để kinh doanh riêng, số tiền còn lại là hợp tác làm ăn (đã từng hợp tác trước đây và đã chia lãi).Trưa ngày 26/3/2017, người cho vay tiền có gọi người nhà tôi lên và yêu cầu viết giấy vay tiền trên cơ sở tin tưởng nhau, số tiền được viết trên giấy là 8 tỷ đồng.Do trước đó không có mâu thuẫn gì và vẫn đang hợp tác vui vẻ nên người nhà tôi đồng ý viết giấy. Nhưng ngay buổi chiều cùng ngày, khi vừa đến nơi lưu giữ mặt hàng hợp tác làm ăn cùng với người cho vay (hàng đồ gỗ nội thất), người nhà tôi đã bị công an thành phố trực tiếp bắt và giam giữ đến nay. Theo thông tin được biết thì lí do bị bắt là vì bên cho vay đã đâm đơn kiện.Hiện giờ vẫn trong giai đoạn tạm giam, bên cho vay yêu cầu gia đình tôi bồi thường 2 tỷ đồng + thu hồi 1 chiếc ô tô Toyota trị giá khoảng 800 triệu đồng và toàn bộ số hàng làm ăn chung thì sẽ viết đơn bãi nại, nếu không thì sẽ yêu cầu mức án tù chung thân. Bên cơ quan điều tra cũng liên hệ với gia đình tôi và yêu cầu số tiền như trên nhưng hiện giờ gia đình tôi không thể lo liệu được, vì toàn bộ tài sản đều mang tên người đang bị giam giữ.Vậy trong trường hợp này, liệu người nhà tôi có phải chịu mức án tù chung thân không? Có cách nào để giảm thấp nhất mức án phải chịu không?Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!Tôi rất xin lỗi nếu như có giải thích vấn đề không rõ ràng, khó hiểu!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

 

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

...

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

 

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

...”

Như vậy, theo quy định trên thì tùy từng tình tiết cụ thể của vụ án, người phạm tội có thể bị Hội đồng xét xử tuyên phạt theo các mức hình phạt khác nhau. Ngoài ra, khi áp dụng hình phạt, HĐXX sẽ xem xét và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:

 

“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

 

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

...

r) Người phạm tội tự thú;

 

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

 

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

 

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

 

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

 

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

 

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

 

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

 

Như vậy, việc tòa án có thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ hợp tác khai báo điều tra của người nhà bạn bởi lẽ số tiền lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này khá lớn.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Phạm Thu Hoài - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169