Luật sư Vũ Đức Thịnh

Lợi dụng học vị và uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản xử lý thế nào?

Hiện nay, tình trạng người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động, trả chậm lương hoặc cố tình không trả lương, bắt nhân viên làm thêm giờ.. diễn ra tương đối phổ biến. Vậy hành vi này được quy định ở đâu? Các chế tài xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Minh Gia tìm hiểu:

Nội dung câu hỏi tư vấn:

Quý luật sư Luật Minh Gia Hôm nay tôi viết thư này kính xin luật sư xem xét và giúp đỡ tôi vấn đề về lạm dụng uy tín chiếm đoạt tài sản! Tôi tên L, nghề nghiệp là giáo viên dạy tại trung tâm ngoại ngữ. Ngày 01/12/201x, tôi bắt đầu làm việc tại trung tâm X, địa chỉ: ...., quận ..., Thành phố H.

Khi phỏng vấn, giám đốc trung tâm là bà T P T có thỏa thuận về lương và chế độ trong khi thử việc 2 tháng và sau khi được vào làm chính thức, nhưng bên trung tâm không cho tôi ký hợp đồng thử việc, sau 2 tháng thử việc tôi có nhiều lần nhắc đến việc ký hợp đồng chính thức và chế độ bảo hiểm nhưng bà T cùng kế toán là bà T T P liên tục né tránh.

Trong thời gian làm việc, cuối tháng tôi không nhận được lương như thỏa thuận, việc trả lương liên tục bị trì hoãn cho đến khi tôi than thở và nhiều lần kiến nghị về hoàn cảnh khó khăn của mình, thì bên bà T và bà P mới tạm ứng trước cho tôi một khoản để tôi xoay sở nhưng vẫn không hề đủ với khoản lương mà đáng lẽ tôi nên có. Khi tính lương, kế toán luôn cắt hết mọi chế độ đãi ngộ trợ cấp đã đề cập trong khi phỏng vấn, ngoài ra còn trừ hết những khoản tăng ca trong khi tôi luôn bị trung tâm yêu cầu phải làm việc quá giờ quy định.

Ngoài công việc trung tâm tại quận 7 TP.HCM, tôi còn bị bà T bắt buộc đi công tác tại BD, điều đó hoàn toàn trái lại với ý nguyện của tôi, nhưng vì bên trung tâm đang giam lương nên tôi buộc lòng phải nghe theo. Ở BD, tôi liên tục bị yêu cầu tăng ca, giờ làm việc từ 8g sáng đến 9g đêm mà không hề được hưởng mức trợ cấp tăng ca nào cả. Tôi bị buộc phải đi dạy ở tại công ty trong Khu công nghiệp, đường đi rất heo hút, không bảo đảm an toàn cho bản thân tôi; nhiều lần tôi cảm thấy sợ hãi nhưng khi tôi muốn từ chối thì hoàn toàn bị bác bỏ.

Tại BD, bà T có mối quan hệ làm ăn với Trường mẫu giáo quốc tế E.... và yêu cầu tôi qua làm việc hỗ trợ, nhưng sau khi tôi làm việc được 13 ngày công tại trường mẫu giáo thì bà T xảy ra tranh cãi gây gổ với chủ quản tại đó, và ngăn cấm không cho phép tôi làm việc tại trường mẫu giáo nữa, đồng nghĩa việc tôi bị chủ quản Đài Loan cho rằng tự ý nghỉ việc và họ không muốn trả lương 13 ngày công cho tôi. Trước Tết, bà T có hứa sẽ nói chuyện để bên chủ quản trường mẫu giáo giải quyết trả lương cho tôi, và còn yêu cầu tôi gửi thông tin tài khoản ngân hàng cá nhân để chuyển khoản lương, nhưng đến nay đã gần cuối tháng 3 tôi vẫn không hề nhận được bất cứ khoản lương nào. Khi tôi liên hệ với bà T để yêu cầu giải đáp thì thái độ bà T luôn trốn tránh nói dối cho qua chuyện.

Tôi biết bản thân mình không có hợp đồng lao động thì sẽ bị thiệt thòi, nhưng vì bà T luôn miệng hứa hẹn trên uy tín và học vị của bản thân, tôi xem xét trên tình nghĩa thầy trò nên vẫn mong được giải quyết êm đẹp thỏa đáng. Tôi đã xin nghỉ việc nhưng hiện nay vẫn còn nhiều nhân viên khác tại trung tâm lâm vào tình trạng như tôi mà không biết phải làm sao. Tôi cũng không muốn nhiều bạn sinh viên khác bị lừa như tôi vì hiện nay trung tâm ngoại ngữ P vẫn đang tuyển dụng nhiều vị trí mới mà hoàn toàn chỉ là hứa hẹn ngoài miệng không hề có hợp đồng lao động.

Đối với trường hợp dùng học vị và uy tín để lừa gạt chiếm đoạt tiền lương thì có điều luật liên quan nào không?

Tôi thực sự không biết phải giải quyết như thế nào trong tình huống này, mong được giúp đỡ! Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản

Theo thông tin bạn đã cung cấp, bà T luôn miệng hứa hẹn dựa trên học vị, uy tín của bản thân để không xác lập hợp đồng lao động cũng như không trả lương hoặc trả không đầy đủ cho nhân viên. Như vậy, bà T có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

- Đối với xử phạt vi phạm hành chính: Hành vi trả chậm lương của công ty không thuộc lý do bất khả kháng theo quy định tại khoản 4 điều 97 Bộ luật lao động 2019 mà cố tình trả chậm lương hoặc không trả lương có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5 triệu - 40 triệu đồng (mức phạt với cá nhân ) và 10 triệu - 80 triệu đồng (mức phạt tổ chức) theo khoản 1 Điều 6, khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Đồng thời, buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm

- Đối với truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 355 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), qua quá trình điều tra, nếu bà T có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp bộ luật hình sự quy định có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các mức phạt khác nhau.

Thứ hai, về hành vi không giao kết hợp đồng lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Bộ luật lao động 2019 có quy định về hợp đồng lao động như sau:

“Điều 13. Hợp đồng lao động

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động”

Theo quy định trên khi người lao động và sử dụng lao động có sự thỏa thuận về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động thì hai bên phải ký kết, xác lập hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cũng như các khoản khác cho người lao động theo quy định pháp luật. Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp, trong thời gian thử việc và làm việc chính thức bà T không cho bạn ký hợp đồng thử việc cũng như hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc. Điều này là trái với quy định của pháp luật lao động.

Hành vi này của công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 triệu- 25 triệu đồng (mức phạt với cá nhân ) và 04 triệu - 50 triệu đồng (mức phạt tổ chức) theo khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Thứ ba, về việc bắt nhân viên tăng ca, làm thêm giờ

Căn cứ theo quy định tại Điều 107 Bộ luật lao động 2019 về làm thêm giờ quy định: trong 1 ngày tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12h; thời gian tăng ca, làm thêm giờ không quá 40 giờ/ tháng và không quá 200 giờ/1 năm. Đồng thời việc làm thêm giờ phải có sự đồng ý của người lao động.

Tuy nhiên bạn liên tục bị yêu cầu tăng ca, giờ làm việc từ 8 giờ sáng đến 9 giờ đêm mà không hề được hưởng mức trợ cấp tăng ca nào, như vậy là trái với quy định của pháp luật lao động. Hành vi huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động có thể bị xử phạt từ 20 triệu -25 triệu đồng (mức phạt với cá nhân ) và 40 triệu - 50 triệu đồng (mức phạt tổ chức) theo khoản 1 Điều 6, khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Trường hợp công ty không trả lương, bạn có quyền làm đơn khiếu nại đến công ty hoặc gửi Phòng Lao động - thương binh và xã hội Quận 7 để nhờ can thiệp để được giải quyết.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169