Luật sư Trần Khánh Thương

Lấy sổ bảo hiểm xã hội ở đâu sau khi nghỉ việc?

Sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ chứng minh quá trình tham gia bảo hiểm xã hội có ghi nhận quá trình đóng, hưởng bảo hiểm của người lao động. Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để xem xét hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều trường hợp người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không để ý đến việc thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cũng như lấy sổ bảo hiểm xã hội từ đó dẫn đến việc khó khăn trong quá trình giải quyết các chế độ sau này.

Câu hỏi tư vấn: Xin chào luật sư. Tôi xin hỏi quý luật sư về việc liên quan quan đến sổ bảo hiểm xã hội. Vào năm 2012 tôi có làm việc cho một công ty ở trong Đồng Nai được 4 tháng và cũng tham gia đóng bảo hiểm xã hội, tôi xin nghỉ việc nhưng không lấy sổ bảo hiểm. Đến năm 2013 tôi có xin vào cty mới làm việc, do bận việc gia đình nên tôi xin nghỉ việc từ tháng 5 -2016, một tháng trước tôi có đến cty để lấy sổ bảo hiểm nhưng, nhân sự cty có nói tôi còn một sổ bhxh tại cty cũ mà tôi đã trình bày ở phần đầu nên chưa chốt được nhưng bhxh họ nói phải đến cty cũ để lấy sổ đi chốt. Theo đó tôi đã đến công ty cũ để hỏi lấy sổ thì phòng nhân sự cty đó có nói vì thời gian tôi nghỉ việc quá lâu rồi nên bên bảo hiểm đã hủy sổ bảo hiểm xã hội. Nên giờ tôi không biết làm cách nào để có thể chốt sổ. Rất mong luật sư giải đáp. Xin cảm ơn.

Trả lời câu hỏi tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia, sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau:

- Thứ nhất, về trách nhiệm chốt, trả sổ bảo hiểm xã hội:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 BLLĐ 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:

"3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Theo đó, công ty cũ  mà chị tham gia làm việc vào năm 2012 phải có trách nhiệm trong việc chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho chị khi chị chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, theo nguyên tắt thì một người khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ chỉ được cấp một mã số bảo hiểm xã hội duy nhất trong suốt quá trình tham gia, vì vậy không có căn cứ để cơ quan BHXH tự hủy sổ BHXH của chị với lý do thời gian đã lâu. Việc công ty không giải quyết chốt sổ bảo hiểm xã hội cho chị vì lý do thời gian nghỉ việc qúa lâu và bên bảo hiểm đã hủy sổ bảo hiểm xã hội là không có căn cứ. Chị có quyền yêu cầu công ty cũ thực hiện trách nhiệm chốt sổ, trả sổ cho mình. Nếu công ty không giải quyết thì chị có quyền khiếu nại lên Phòng lao động Thương binh và xã hội nơi công ty có trụ sở hoặc khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết.

- Thứ hai, giải quyết trường hợp NLĐ có nhiều sổ BHXH:

Để rút ngắn quá trình làm thủ tục chốt sổ trong trường hợp công ty cũ không thể thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội (có thể do đang nợ tiền bảo hiểm xã hội) thì chị có thể trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty cũ tham gia đóng bảo hiểm xã hội để làm thủ tục chốt số và lấy lại sổ bảo hiểm xã hội của mình cũng như xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Sau khi thực hiện thủ tục chốt sổ cũng như xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty cũ thì chị nộp sổ BHXH cũ cho công ty mới để thực hiện thủ tục gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội. Tương tự như trên, ở công ty mới cũng có trách nhiệm gộp sổ, chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho chị khi chị chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo