Vũ Thanh Thủy

Lao động nghỉ việc sớm do không đủ sức khỏe làm việc

Anh trai tôi làm công nhân cầu đường, có thời gian đóng BHXH đến nay đủ 25 năm tròn, tuổi 44 (Sinh năm 1971, bắt đầu công tác tháng 10/1990). Vì sức khỏe yếu anh tôi có được nghỉ trong năm 2015 này để chờ giám định sức khỏe hay không? Nếu được thì quy định như thế nào? Chế độ để sau này hưởng lương hưu ra sao? Xin luật sư tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn LS.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Về việc nghỉ làm sớm do không đủ sức khỏe làm việc. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2016 thay thế Luật bảo hiểm xã hội năm 2006. Việc quyết định nghỉ làm đợi hưu từ năm 2015 thì thời điểm được nhận trợ cấp hưu trí hàng tháng sẽ ứng với Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Anh trai cô năm nay 44 tuổi và có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, do vậy có thể bảo lưu 25 năm đóng bảo hiểm đợi đến khi đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí của nhà nước. Căn cứ điều 61 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

"Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”

Sau thời gian bảo lưu, khi đủ điều kiện về tuổi để nhận trợ cấp hưu trí hàng tháng, anh trai cô lúc đó sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí bình thường.

 Về chế độ lương hưu được hưởng sau này. Việc giám định sức khỏe để hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động, người lao động có thể tiến hành ngay bây giờ, khi mà khả năng suy giảm lao động chưa phục hồi, để có kết quả giám định có lợi cho người lao động. Sau đó lưu hồ sơ giám định tại cơ quan bảo hiểm trong thời gian bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm.

Khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí theo quy định pháp luật, người lao động tiến hành thủ tục nhận trợ cấp hưu trí, với trường hợp nhận lương hưu khi suy giảm khả năng lao động, sẽ có nhiều chế độ và mức hưởng khác nhau. Căn cứ Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành...”

Nếu anh trai cô có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành và kết quả giám định sức khỏe mức độ suy giảm khả năng lao động bằng hoặc trên 61% thì từ năm 2015 anh trai cô được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng luôn. Căn cứ điểm c khoản 1 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”

Nếu kết quả giám định của anh trai cô lớn hơn hoặc bằng  61% và không thuộc trường hợp trên, thì đến năm 2025 mới được hưởng lương hưu khi suy giảm lao động. Cụ thể Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định lao động nam phải từ 55 tuổi mới được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.  Do theo luật bảo bảo hiểm xã hội mới, tuổi về hưu khi suy giảm lao động của nam giới tăng thêm 5 tuổi. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;..

Mức hưởng người lao động được hưởng khi đó: 45% + 5 × 2% - 2% × 5 = 45% bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014."

Trân trọng !

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169