Lò Thị Loan

Lấn chiếm hành lang an toàn lưới điện bị xử lí như thế nào?

Luật sư tư vấn về hành vi lấn chiết hành lang an toàn lưới điện pháp luật hiện nay quy định về việc xử lý thế nào?

 

Kính chào luật Minh gia!  Tôi có một vướng mắc về chuyển nhượng đất đai xin được tư vấn của quý công ty. Gia đình tôi có mua một thửa đất ngay bên liền kề với thửa đất của gia đình tôi từ cuối năm 2015, Tuy nhiên khi mua do người bán hiện đang sinh sống trong nam và bị bệnh không thể đi về để thực hiện việc chuyển nhượng tại thời điểm năm 2015, nhưng có giấy viết tay của người bán chuyển từ trong nam về cho tôi, đến đầu năm 2016 gia đình tôi bắt đầu xây nhà trên thửa đất mà gia đình tôi đã mua, đến tháng 4 năm 2017 thì người bán đã về để làm thủ tục chuyển nhượng sang tên cho gia đình tôi, nhưng khi lên UBND xã để làm thủ tục chuyển nhượng sang tên thì UBND xã đã cử cán bộ xuống đo đạc lại hiện trạng và sau đó kết luận trong văn bản hiện trạng là gia đình tôi không đủ điều kiện để được sang tên sổ đỏ vì đã lấn chiếm phần diện tích thừa khi đo lại và bậc tam cấp phía trước nhà có làm lấn ra hành lang điện khoảng 0,5 m (phần nhà chính không bị lấn ra hành lang điện) và yêu cầu phá dỡ các phần xây dựng trên diện tích đã lấn chiếm. Mô tả thửa đất: thửa đất được cấp sổ đỏ từ năm 2001, diện tích thửa đất 115 m2, chiều rộng 5 met, không ghi chiều sâu, phía trước là  đường quốc lộ tiếp đến là hành lang điện hạ áp 0,4kv là 5m, một bên có một hộ đã xây nhà bên còn lai giáp với thửa đất của nhà tôi, phía sau tiếp giáp với trường cấp 1 đã có tường bao được xây từ năm 2002 (mốc giới không thay đổi), trong biên bản hiện trạng ghi diện tích thừa lấn chiếm là 14m2, phần tam cấp lấn chiến là 3m2 và kết luận biên bản là gia đình tôi đã lấn chiến đất trái pháp luật và không đủ điều kiện để làm thủ tục chuyển nhượng. Vậy cho tôi hỏi quyết định của UBND xã có đúng không, có văn bản nào quy định về việc xây dựng dưới hành lang điện 0,4kv không (dây bọc), trong trường hợp này tôi phải làm như thế nào. Rất mong nhận được hồi âm của công ty!.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo Điều 6 Nghị đinh 81/2009/NĐ-CP, Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp quy định:

 

“Điều 6. Nhà ở, công trình trong hoặc ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không (sau đây gọi tắt là hành lang an toàn lưới điện)

 

1. Trong hành lang an toàn lưới điện điện áp đến 220 kV

 

Nhà ở, công trình không phải di dời khỏi hành lang an toàn lưới điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 

a) Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy;

...

d) Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

 

Điện áp

Đến 35 kV

110 kV

220 kV

Khoảng cách

3,0 m

4,0 m

6,0 m

 

đ) Cường độ điện trường ≤ 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một mét và ≤ 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một mét.

 

2. Ngoài hành lang an toàn lưới điện điện áp 500 kV.

 

Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân ngoài hành lang an toàn lưới điện, giữa hai đường dây dẫn điện trên không điện áp 500 kV được xem xét bồi thường, hỗ trợ và di dời khi có một trong các điều kiện sau:

 

a) Cường độ điện trường lớn hơn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

 

b) Khoảng cách theo phương nằm ngang giữa hai dây dẫn pha ngoài cùng gần nhất của hai đường dây dẫn điện ≤ 60 mét.

 

3. Trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân có khoảng cách như quy định tại điểm b khoản 2, nhưng cường độ điện trường đảm bảo theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này và chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nguyện vọng ở lại thì được phép ở lại và được bồi thường, hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất ở, diện tích nhà ở và công trình phụ phục vụ sinh hoạt như đối với đất ở, nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt trong hành lang an toàn lưới điện quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định này”.

 

Theo Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “1. Lấn, chiếm. hủy hoại đất đai.”

 

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi lấn đất và chiếm đất được định nghĩa như sau:

 

“1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

 

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

 

Như vậy, quyết định của UBND là chính xác. Trong trường hợp này gia đình bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

 

“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

...

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

 

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Hương Giang- Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn