Làm việc tại 2 công ty thì đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?
Mục lục bài viết
1. Làm việc ở hai công ty tham gia bảo hiểm xã hội thế nào?
Câu hỏi:
Kính gửi Luật Minh Gia. Qua thông tin trên mạng tôi thấy quý công ty được nhiều quan tâm và tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn luật nên tôi xin nhờ quý công ty tư vấn luật liên quan đến bảo hiểm xã hội như sau:
1. Hiện tại tôi đã có 1 mã số BHXH ở công ty nước ngoài đóng tại quận 10, TP Hồ Chí Minh và đang đóng cho tôi hằng tháng. Tôi dự định chuyển công tác qua làm ở hai công ty mới đều là công ty nước ngoài. Vậy tôi có được phép cung cấp mã số BHXH cho cả hai công ty đóng đầy đủ bảo hiểm cho tôi ko? Vì tôi ko có yêu cầu gì về hoàn lại tiền bảo hiểm xã hội của công ty thứ hai cả, chỉ là muốn được đóng càng nhiều càng tốt. Nếu được thì có rắc rối gì ko khi cả hai công ty này đều đóng cho tôi ở bảo hiểm xã hội quận 10?
2. Khi làm ở 2 công ty thì công ty thứ 1 tôi đăng kí giảm trừ gia cảnh và công ty thứ 2 tôi ko đăng ký có được ko? Và 2 công ty này có biết là tôi đang được đóng thuế ở 2 nơi ko? (cùng 1 mã số thuế thu nhập)
3. Thông qua mã số BHXH thì phòng nhân sự của 2 công ty tôi dự định làm có biết là tôi làm ở 2 công ty ko? Rất mong nhận được tư vấn từ Luật Minh Gia! Xin trân trọng cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về tham gia bảo hiểm xã hội khi làm việc ở 2 nơi khác nhau
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
"3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động."
Căn cứ quy định trên, trường hợp bạn nghỉ việc ở nơi bạn làm việc đầu tiên thì công ty sẽ có trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Sau khi nghỉ việc, trường hợp bạn đi làm ở công ty mới thì bạn phải có trách nhiệm cung cấp cho công ty mới số sổ bảo hiểm xã hội bạn đã có để công ty mới tiếp tục đóng bảo hiểm cho bạn vào cùng một sổ.
Tuy nhiên, trường hợp nếu bạn làm việc cùng lúc 2 công ty thì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau: “Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”.
Như vậy, trường hợp bạn làm việc cùng lúc ở 2 công ty thì bạn chỉ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nơi bạn giao kết hợp đồng lao động đầu tiên, đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức lương cao nhất và đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.
Do đó, trường hợp bạn làm việc tại nhiều công ty khác nhau, bạn chỉ tham gia bảo hiểm xã hội 1 công ty thì các công ty còn lại hoàn toàn biết được bạn đang làm việc tại nhiều nơi.
Thứ hai, về việc đăng ký giảm trừ gia cảnh
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC về nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh như sau: “Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.”.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn làm việc tại 2 công ty thì bạn chỉ được lựa chọn đăng ký giảm trừ gia cảnh tại một nơi. Ngoài ra, với cùng một mã số thuế thì chỉ cơ quan thuế mới kiểm tra được bạn có đóng thuế ở nhiều nơi.
---
2. Tư vấn về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
Câu hỏi:
Xin Luật sư cho tôi hỏi 3 việc như sau: ( đơn vị chúng tôi là DNTN trả lương do DN tự xây dựng dựa trên mức lương tối thiểu vùng, ngoài tiền lương cơ bản làm căn cứ đóng BHXH còn có các khoản phụ cấp như: điện thoại, trách nhiệm Đội trưởng, … ). Vậy xin hỏi:
1. Từ ngày 1/1/201x, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương. => vậy khoản phụ cấp ở đây bao gồm khoản gì? có phải p/c chức vụ không? Các khỏan phụ cấp trên có tính vào để làm căn cứ đóng BHXH?
2. Từ ngày 1/1/201x, là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. => có phải toàn bộ thu nhập của người lao động làm căn cứ đóng BHXH?
3. Công ty có ký HĐLĐ với người cao tuổi/người đã nghỉ hưu/người đã đóng BHXH đơn vị khác.
Vậy, xin hỏi: Công ty có phải trả chế độ BHXH cho đối tượng lao động này không ạ?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến cho Công ty Luật mInh Gia. Về vấn đề của abạn, Luật Minh Gia xin được giải đáp như sau:
- Về vấn đề phụ cấp áp dụng để tính tiền lương, tiền công đóng BHXH
Tại khoản 4, Điều 5 Nghị định 122/2015 quy định về việc áp dụng tiền lương khi có sự thay đổi lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
“ Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp”.
Tại Điều 102 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương:
“Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.”
Đồng thời theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội quy định về tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung”
Căn cứ vào các quy định nêu trên thì phụ cấp chức vụ cũng được coi là một loại phụ cấp.
Trường hợp của bạn là doanh nghiệp tư nhân do đó việc đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên của bạn trong trường hợp này thực hiện theo quy định tại khoản 2, điều 94 Luật bảo hiểm xã hội. theo đó, mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ căn cứ dựa trên mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động giữa bạn và người lao đông và tiền lương, tiền công theo quy định của Bộ luật lao động là hai khoản khác nhau, do đó tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này sẽ không bao gồm tiền phụ cấp.
Về vấn đề sử dụng lao động cao tuổi quy định tại Điều 167 Bộ luật lao động như sau:
“Điều 167 Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.
2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc”.
Như vậy, đối với người lao động cao tuổi mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định thì công ty tiếp tục đống bảo hiểm xã hội cho họ, trường hợp người lao động đang hưởng chế độ hưu trí thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội nữa mà thỏa thuận chi trả cho người lao động vào tiền lương, tiền công của họ.
Đối với người lao động giao kết hợp đồng giao kết nhiều hợp đồng lao động thì theo điểm 1.3 khoản 1 Điều 53 Quyết định 1111/QĐ-BHXH:
“Người lao động đồng thời có từ 2 HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHYT, BHTN theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc có mức tiền lương, tiền công cao nhất hoặc HĐLĐ, hợp đồng làm việc có thời gian dài nhất”.
Như vậy, đối với người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội tại công ty khác thì bạn có thể thỏa thuận với người lao động về việc chi trả tiền đóng bảo hiểm xã hội trong tiền lương, tiền công hàng tháng của người lao động.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất