Phạm Diệu

Làm thế nào để lấy lại đất khi người mượn sổ đỏ tự ý làm thủ tục sang tên?

Vấn đề cho người khác mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cầm cố, thế chấp khá phổ biến. Tuy nhiên, người cho mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa dự liệu được hết các rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản của mình, bên mượn có thể sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện các hành vi trái pháp luật, từ đó xảy ra các tranh chấp liên quan về đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu tài sản.

 

1. Tư vấn pháp lý về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho cá nhân, hộ gia đình để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

 

Hiện nay, việc mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác xảy ra khá nhiều, với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, đã có những hành vi mang tính chất trục lợi, gian dối trong việc sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác, điều đó gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu tài sản và xảy ra tranh chấp. Do đó, nếu bạn gặp phải trường hợp này, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời.

 

Bạn có thể gửi câu hỏi hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp vướng mắc của bạn.

 

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo tình huống sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

 

2. Xử lý trường hợp tự ý sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

Xin chào luật sự ạ! Em có một việc muốn hỏi như sau: Chả là năm 1990 bố em có một thửa đất mang tên Đ với diện tích đất là 85 mét vuông. Sau đến năm 1993 bố em có cho bác trai em là Đ cất hộ đi. Nhưng hiện nay gia đình em muốn lấy lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bố em nhờ bác cầm hộ trước đấy. Bác có nói là bị mất rồi, Bố em có lên xã để làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Nhưng UBND xã cho biết là thửa đất đó đã được sang tên cho bác Đ từ năm 1993 từ bao giờ nhà em không hay biết. Em xin luật sư tư vấn giúp em làm thế nào để lấy lại được thửa đất đó và trình tự pháp lý như thế nào. Mong luật sư giúp đỡ. Em cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung bạn yêu cầu tư vấn, chúng tôi trả lời như sau:

 

Căn cứ tại Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

 

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

 

Đồng thời, tại Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:

 

"Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.".

 

Theo quy định nêu trên thì việc chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

 

Đối chiếu với trường hợp của gia đình bạn thì bố bạn có nhờ người bác giữ hộ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi gia đình bạn có yêu cầu lấy lại Giấy chứng nhận thì được Ủy ban nhân dân xã trả lời thửa đất đó đã được sang tên cho người bác từ năm 1993. Do đó, nếu mảnh đất trên chưa được gia đình bạn sang tên cho người bác bằng các hình thức như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất thì việc người bác đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không có căn cứ.

 

Vì vậy, gia đình bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu thực hiện thủ tục hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013:

 

"Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

 

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

 

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

 

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

 

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

 

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

 

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.".

 

Trường hợp, hòa giải không thành thì gia đình bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi có đất yêu cầu giải quyết. Đồng thời, gia đình bạn cần cung cấp chứng cứ chứng minh thửa đất trên thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn để Tòa án có căn cứ hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà người bác đang đứng tên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo