LS Thanh Hương

Làm sao khi bạn mượn xe không trả và bỏ trốn?

Luật sư tư vấn về trường hợp Làm sao khi bạn mượn xe không trả và bỏ trốn? Nội dung trả lời tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Cháu và vợ cháu từng là vận động Viên và có mối quan hệ bạn bè với một người bạn cùng quê khác huyện. Ngày 7-8-2016 vợ chồng và gia đình cháu làm cơm mời người bạn đó tới chơi. Trong ngày hôm đó người đó có nhờ cháu đứng tên mua sản phẩm trả góp hộ. Vì là bạn bè nên cháu không có suy nghĩ gì.  Đồng ý giúp vì người đó nói là không mua được nữa. Khi mua thì cháu cũng không biết là sản phẩm gì chỉ thấy nhân Viên họ hướng dẫn làm thủ tục và chiếc điện thoại thì bạn cháu cầm. Xong xuôi cháu về luôn.  Chỉ còn bạn cháu và chiếc điện thoại ở đó. Sau này bạn cháu không đóng phí cháu mới biết sản phẩm đóng trong 9 tháng mỗi tháng 1518000đ. Và chậm lãi 1 tháng vì không đóng đúng hẹn. Hiện giờ cháu đóng được 8 tháng. Phải đi làm xa con nhỏ nhiều thứ trang trải cháu rất lo. Tất cả biên lai cháu đều giữ lại. Đến ngày 26-8 bạn cháu mượn cháu một chiếc xe máy honda Dream cùng giấy tờ đứng tên bố cháu tới nay chưa thấy trả. Gia đình cháu đã nói chuyện gia đình nhưng chưa nhận được gì ngoài sự phớt lờ. Bạn cháu thì bỏ trốn.  Tháng 11 cháu có báo công an huyện bạn cháu thường trú. Thì được trả lời rằng sự việc xảy ra ở đâu thì báo ở đó.

 

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia! Trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Thứ nhất: Việc bạn thay bạn của mình đứng tên trong hợp đồng mua bán điện thoại với phương thức trả góp là hoàn toàn tự nguyện. Do đó, trong hợp đồng mua bán, bạn là chủ thể bên mua, bạn sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng theo những cam kết đã được ghi nhận trong hợp đồng. Vì vậy, tại thời điểm này bạn vẫn phải có trách nhiệm thực hiện thanh toán với bên bán. Căn cứ theo quy định tại Điều 461 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

 

 Điều 453. Mua trả chậm, trả dần

 

1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

 

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

 

Thứ hai, Người bạn kia và bạn đã thỏa thuận về việc mượn chiếc xe máy cho nên đây là hợp đồng mượn tài sản giữa bạn và người bạn kia. Hợp đồng đã được giao kết bằng miệng. Căn cứ theo quy định tại Điều 494 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

 

Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản.

 

“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.

 

Hơn nữa, người bạn kia đã có được chiếc xe máy một cách hợp pháp thông qua hợp đồng mượn tài sản và sau khi có được tài sản đó bạn kia đã có hành vi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản. Cho nên, trường hợp này bạn kia sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại điều 140 Bộ luật hình sự 1999 như sau:

 

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”

 

Thứ ba, bạn có thể gửi đơn tố giác hoặc trực tiếp đến cơ quan điều tra; viện kiểm sát; tòa án hoặc cơ quan khác nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi phát hiện tội phạm hoặc nơi người có hành vi vi phạm cư trú để tố giác về hành vi lừa đảo này căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:

 

 Điều 110. Thẩm quyền điều tra

 

“...4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt....”

 

Trân trọng!

CV. Mai Nam- Công ty Luật minh Gia!

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo