Làm giả bệnh án mà không nhớ mình đã làm
Chỉ cần một cú click chuột chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về việc làm giấy tờ giả hoặc con dấu giả. Tội phạm thường lợi dụng mạng xã hội hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi nhưng suy cho cùng tiếp tay cho những hành vi này chính là người sử dụng những giấy tờ giả. Vì vậy, người sử dụng giấy tờ giả cũng cần nhận thức được sự ảnh hưởng tiêu cực từ hành vi của mình.
Luật Minh Gia gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Câu hỏi tư vấn: Xin chào Luật sư cho tôi hỏi trong 2 năm làm nghề quảng cáo từ 2014 đến 2016 vợ tôi làm nghề quảng cáo đã làm in ấn cho một đối tượng các loại bảng biểu giấy tờ công đức …và đến vừa qua vợ tôi bị công an gọi về hỏi có làm giấy hồ sơ bệnh án gì đó không thì vợ tôi trả lời không nhớ vi khi làm rât nhiều khách và cũng không biết mình có làm bệnh án giả đó không vi làm ăn không có lãi mà con bị lỗ vốn lên đã bỏ nghe quảng cáo từ đầu năm 2017. Tôi xin hỏi Luật Sư là nếu vợ tôi vô ý mà làm cái hồ sơ đó thi có bi tội gì không ạ? Nếu bị tội thi khung hinh sử phạt là như nào ạ(vợ tôi không có tư lợi về hồ sơ đó nguòi kia khai la vợ tôi làm và trả cho vợ tôi 60 ngàn đồng sau / hai ba lần làm gì đó)Xin Luật sư tư vấn giúp ạ. Thanks !
Trả lời tư vấn: Chào anh. Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến cho Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:
Tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Nếu vợ anh có làm hồ sơ bệnh án mà công an đã đề cập đến thì hành vi đó cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Vợ anh làm giả hồ sơ bệnh án là làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức cụ thể là bệnh viện. Khi vợ anh làm những giấy tờ đó phải nhận thức được rằng bản thân mình không có thẩm quyền cấp những giấy tờ này nên không thể được coi là lỗi vô ý. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc xét tính chất, mức độ của tội phạm.
Hình phạt của vợ anh phải chịu tùy thuộc vào số lần vợ anh phạm tội cũng như hậu quả của việc làm giả giấy tờ gây ra. Có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạt tù từ hai năm đến năm năm khi có một trong các tình tiết định khung tăng nặng là có tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm. Nếu phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất