Biển thủ công quỹ, chiếm đoạt tiền của công ty xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tư vấn về hành vi chếm đoạt tài sản doanh nghiệp
- Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì những hành vi vi phạm quy định của pháp luật ngày càng triển biến đa dạng hơn. Trong đó có rất nhiều trường hợp người được giao chức danh quản lý lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thu lợi bất chính của công ty. Vậy đối với hành vi trên hình thức xử phạt được xác định như thế nào? Nếu người thực hiện hành vi vi phạm là do chỉ đạo của cấp trên thì có xác định trách nhiệm pháp lý hay không?
- Đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định của pháp luật về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức
2. Làm giả bảng chấm công nhằm biển thủ tiền của công ty bị xử lý thế nào?
Câu hỏi:
Kính chào quý Luật sư, Dạ cho em hỏi sự việc này a. Sự việc là thế này. Hiện tại em đang là nhân viên hành chính nhân sự của 1 công ty bảo vệ.( Vp đại diện của công ty tại tỉnh G). Trong thời gian từ tháng 4/2021 đến tháng 6/2021 thì sếp trực tiếp của em (trưởng VP đại diện tỉnh G) đã chỉ đạo cho tụi e là cắt giảm vị trí tại dự án (khách hàng) và làm bảng chấm công tăng so với số giờ thực tế làm việc của nhân viên gửi về công ty. để sếp em lấy cái tiền chênh lệch ấy chi phí cho những khoản khác của sếp. Và đến giờ công ty (trụ sở chính) phát hiện ra thì từ tháng 4 đến giờ sếp em đã lấy tổng số tiền là 100 triệu. Vậy cho em xin hỏi việc này em có bị xử phạt gì không ạ? Rất mong có sự phản hồi sớm từ phía luật sư..em xin chân thành cảm ơn ạ!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về hành vi làm bảng chấm công tăng so với số giờ làm việc thực tế của nhân viên và thu lợi bất chính 124 triệu đồng.
Theo quy định tại Điều 353 BLHS 2015 về tội tham ô tài sản
"Điều 353. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
…”
Trong trường hợp trên, sếp của bạn (trưởng văn phòng đại diện) là người có chức vụ quyền hạn, trực tiếp được giao quản lý tài chính của văn phòng đại diện nhưng lại lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi làm giả bảng lương của nhân viên tăng hơn so với thời gian làm việc thực tế nhằm chiếm đoạt số tiền chênh lệch là 124 triệu đồng. Vậy chiếu theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 353 BLHS 2015 thì hành vi trên có dấu hiệu tham ô tài sản với mức phạt từ 7 đến 15 năm tù ( Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng).
>> Luật sư tư vấn quy định về tội tham ô tài sản
Thứ hai, về việc bạn – người trực tiếp thực hiện việc làm bảng chấm công tăng so với số giờ thực tế làm việc của nhân viên có bị xử phạt vi phạm hay không?
Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì việc bạn thực hiện hành vi khai tăng số giờ làm việc thực tế của nhân viên trên bảng chấm công là do sếp của bạn (trưởng văn phòng đại diện) chỉ đạo, có nghĩa là bạn không thực hiện vì mục đích cá nhân của mình. Song xem xét trên thực tế, bạn vẫn là người trực tiếp thực hiện việc làm bảng chấm công tăng so với số giờ làm việc thực tế của nhân viên. Bạn vốn dĩ biết đó là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện theo yêu cầu chỉ đạo của trưởng văn phòng đại diện và cũng không hề có những biện pháp ngăn chặn hay tố giác hành vi vi phạm mãi đến khi công ty phát hiện ra số tiền thu lợi bất chính là 124 triệu đồng. Vậy nên trong trường hợp này, vẫn có căn cứ khởi tố bạn với vai trò đồng phạm – cụ thể là người thực hành theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất