Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Làm gì khi bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm?

Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Luật sư tư vấn như sau:

Danh dự, nhân phẩm của cá nhân là một trong những nội dung được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân là một hành vi vi phạm pháp luật và tùy từng mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

1. Làm gì khi bị xúc phạm danh dự và xâm phạm bí mật cá nhân?

Nội dung câu hỏi: Dear Luật Sư! Tôi có người bạn, vay tiền của công ty tài chính 2 triệu đồng đến hôm nay trể hạn 50 ngày và bạn ấy dự định 3 ngày nữa sẽ thanh toán nhưng bên phía công ty không đồng ý và đăng tải clip xác nhận khoản vay lên youtube và facebook. Ngoài ra công ty còn lấy thông tin danh bạ trên điện thoại của bạn tôi để liện hệ đòi nợ. Luât sư cho tôi hỏi: 1. Hành động đăng tải thông tin trên các trang mạng xã hội của công ty này có vi phạm pháp luật không? 2. Việc lấy thông tin cá nhận trên điện thoại của công ty có  phạm pháp không? Cho dù khi đăng nhập vào ứng dụng vay mượn và có cho phép vay mượn truy cập vào điện thoại? Cảm ơn luật sư.

 Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Từ thông tin bạn cung cấp, không rõ ràng để chúng tôi xác định nội dung của đoạn video công ty đăng tải lên mạng xã hội là gì và có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bạn đó hay không. 

Về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, Bộ luật Hình sự 2015 có quy định tại Điều 155 như sau:

 Điều 155. Tội làm nhục người khác 

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 

Theo đó, nếu nội dung của đoạn video mang tính chất xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, những người thực hiện hành vi quay lại và đăng tải video sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Những người này sẽ bị xử lý hình sự theo quy định trên nếu gây hậu quả nghiêm trọng trong việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm, khi đó khung hình phạt được áp dụng là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức bị xử lý hình sự, những người này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP: 

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; 

Về vấn đề những người này khai thác thông tin trong danh bạ của người bạn của bạn. Bộ luật Dân sự 2015 có quy định tại Điều 38 như sau: 

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình 

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. 

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

Theo đó, nếu bạn của bạn đã đồng ý để công ty cho vay truy cập vào danh bạ khi thực hiện hợp đồng vay được hiểu là bạn của bạn đồng ý cho cty này thu thập các thông tin cá nhân. Do đó, việc xử lý đối với công ty về hành vi này là chưa có căn cứ. Đồng thời hiện nay pháp luật cũng không có quy định cụ thể để xử lý vi phạm về hành vi gọi điện nhiều lần này của phía công ty cho vay.

2. Người thân gây khó dễ khi sống chung bị xử lý thế nào?

Nội dung câu hỏi: Em con người con thứ 6 trong gia đình - hiện em ở nhà ông bà em được 30 năm rồi - hồi còn nhỏ cô chú gây khó khăn tinh thần cho em và mẹ - hiện giờ em đi làm - chú út ở nhà mở cửa thường xuyên cho em khi em làm về - mẹ em hiện không ở đây - em muốn hỏi những vấn đề chung sống trong hộ gia đình như vậy - chú em hoặc cô em có hành vi ảnh hưởng đến công việc hay sinh hoạt của em - mình có làm đơn khởi kiện trường hợp người ta gây khó cho mình khi đang sống chung trong nhà ông bà?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Qua yêu cầu tư vấn của bạn, chúng tôi chưa hiểu được rõ nội dung bạn muốn hỏi. Bạn có đưa ra thông tin cô và chú bạn thường xuyên gây khó khăn về tinh thần cho bạn trong thời gian sống chung tại căn nhà thuộc sở hữu của ông bà ngoại. Bởi bạn không cung cấp cụ thể hành vi gây khó khăn của cô chú là như thế nào nên chúng tôi tư vấn như sau: 

Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khái niệm thành viên gia đình có thể hiểu như sau: Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột. 

Theo đó, nếu cô, chú bạn có những hành vi vi phạm với bạn thuộc những trường hợp sau đây thì có thể bị xử lý theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP: 

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình 

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình 

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; 

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ. 

Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình 

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

 

Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 

a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; 

c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh. 

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.

 

Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ. 

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ. 

Như vậy, nếu hành vi của cô chú bạn thuộc một trong những trường hợp trên thì bạn có thể báo cáo với chính quyền địa phương như cơ quan công an, ủy ban nhân dân các cấp để được can thiệp kịp thời. Khi đó, cô hoặc chú bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các lỗi tương ứng, nếu hành vi vi phạm của cô chú bạn có tính chất nguy hiểm cho xã hội, có dấu hiệu của tội phạm thì cũng có thể bị xử lý hình sự.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169