Hoàng Thị Kim Lý

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Luật sư tư vấn miễn phí qua email trường hợp hỏi về cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và các vấn đề pháp lý liên quan.

Câu hỏi tư vấn:

Tám tháng trước, em có làm việc cho một shop thời trang của người nước ngoài (làm không có hợp đồng lao động). Trong quá trinh kinh doanh, chủ của em thường đặt hàng ở một tổ hợp may nhỏ. Họ đặt hàng, thanh toán, giao hàng...điều không có hóa đơn (có khi có viết giấy nhưng chỉ là hóa đơn mua ở chợ hoặc xé giấy tập viết đại). Em cũng thừơng thay chủ cầm tiền xuống xưởng trả và kiêm luôn việc phiên dịch. Tình cảm chị em cũng thân thiết vì nhiều khi em cũng cố nói tốt để chủ mua nhiều hàng và xưởng cũng lì xì cho em chút ít. tuy nhiên em chưa hề viết giấy nợ hay bất cứ giấy tờ gì tương tự. Sau khoảng 2 tháng thì em đi nước ngoài, đi theo vài người bạn để tìm đường kinh doanh. Em bàn giao lại hợp đồng thuê nhà và chủ của em nhờ một người bạn lập lại hợp đồng mới. sau khi em đi một tuần thì chủ của em cũng đóng cửa shop đi về nước cho đến nay. Hiện tại em vừa sinh con được ba tuần ở nuớc ngoài. Gia đình thông báo có công an đến nhà "hỏi thăm" vì người chủ xưởng ngày trước tìm đến nói em lừa đảo mua hàng của chị ấy 100 triệu rồi trốn nợ luôn e hết sức bức xúc nhưng vừa sinh con lại sinh mổ nên không về nước ngay được. Xin luật sư tư vấn cho em biết em nên làm gì bây giờ? như thế em có phải phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? (hiện tại hàng hóa vẫn còn chất đống trong shop vì chưa có buôn bán gì được thì đã đóng cửa. công an cũng đã niêm phong shop)

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

 

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

 

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

...”

 

Như vậy, để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ngay từ đầu khi thực hiện giao dịch mua bán với người chủ xưởng, bạn phải có ý định đưa ra các thông tin gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Trường hợp bạn không có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi của bạn không cấu thành tội phạm hình sự.

 

Trân trọng!
CV: Thùy Dương - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo