Đinh Ngọc Huyền

Làm CMND giả, CCCD giả bị xử phạt thế nào?

Thẻ căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Hành vi làm giả có thể là làm giả một phần hoặc làm giả toàn bộ giấy tờ, do người không có thẩm quyền cấp, cố ý tạo ra giấy tờ giả bằng những phương pháp để giống như giấy tờ thật. Hành vi làm giả chứng minh nhân dân (CMND), làm giả thẻ căn cước công dân (CCCD) là một hành vi vi phạm pháp luật và cần có những chế tài xử lý thật nghiêm minh. Vậy chế tài xử phạt đối với hành vi làm giả thẻ CCCD, CMND được pháp luật quy định như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết tư vấn dưới đây của Luật Minh Gia.

1. CMND, CCCD là gì?

Thẻ căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật Căn cước công dân 2014

Như vậy, thẻ căn cước công dân là thẻ dùng để thể hiện những thông tin liên quan đến căn cước công dân. Là loại thẻ thể hiện những thông tin cơ bản nhất của cá nhân là công dân Việt Nam hiện đang sinh sống tại Việt Nam.

Thẻ căn cước công dân là một loại giấy tờ có tên gọi khác của chứng minh thư nhân dân.

2. Chế tài xử phạt khi làm CMND giả, thẻ CCCD theo quy định

Tùy từng tính chất, mức độ, người nào có hành vi làm giả CMND, CCCD sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

* Xử phạt hành chính:

Nghị định 144/2021/NĐ-CP năm 2021 quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi làm giả CMND, CCCD như sau:

- Phạt tiền (khoản 4 điều 10)

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

"a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;

c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật".

- Hình thức xử phạt bổ sung (khoản 5 điều 10)

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này

- Biện pháp khắc phục hậu quả (khoản 6 điều 10)

+ Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.

Như vậy, hành vi làm giả thẻ Căn cước công dân, sử dụng thẻ Căn cước công dân giả sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi làm giả thẻ Căn cước công dân, sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.

* Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 126 điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 

...

126. Sửa đổi, bổ sung Điều 341 như sau:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169