Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong TTDS

Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền và nghĩa vụ gì trong tố tụng dân sự? Các quyền, nghĩa vụ đó có thay đổi trong suốt quá trình tố tụng không? Các quyền và nghĩa vụ chấm dứt vào thời điểm nào? … Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng

Tố tụng dân sự là một quy trình tố tụng trong đó các bên tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định cụ thể, rõ ràng tại Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản pháp lý liên quan. Mỗi bên tham gia tố tụng cần nắm rõ các quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện nghiêm chỉnh và đảm bảo quyền, lợi ích của mình trong xuyên suốt các quy trình tố tụng.

Nếu bạn đang có thắc mắc về quyền nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, hãy gửi câu hỏi của mình về Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên pháp lý hướng dẫn tư vấn các vấn đề bạn thắc mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin pháp lý và đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình.

2. Hỏi về quyền và nghĩa vụ của các bên trong tố tụng dân sự

Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.

3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Quyền, nghĩa vụ của bị đơn

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.

3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

5. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

6. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.

Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

b) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo