Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Kiện đòi sổ bảo hiểm xã hội

Cho em hỏi: Hiện tại, em đang có vụ tranh chấp sổ BHXH với công ty cũ. (Cty đã chốt sổ rồi, nhưng không trả cho em, vì lí do cá nhân). Em cũng có gửi đơn cho toà án địa phương. Cũng đã nhận đựơc thư hoà giải của Toà án. Nhưng phía bên cty, dù đã được mời 2 lần, vẫn không chịu lên Toà Án giải quyết, Hiện tại, phía Toà Án đang đợi xác minh địa chỉ của Công ty ( vì gửi thư cho Cty 2 lần, họ vẫn không lên). Thời gian xác minh theo em đựơc biết mất khoảng 3 tháng.

 

Mà em đang cần sổ rất gấp, em không biết có cách nào, để hối thúc Toà Án xét xử nhanh để em nhận lại sổ được không ạ/ Và trong trường hợp bất khả kháng, nếu không lấy đựơc sổ, Em có thể báo mất sổ, và xin cấp lại sổ mới đựơc không a?. Hiên, tại, công ty mới của em đóng bảo hiểm cho em theo số sổ bảo hiểm em cung cấp. Mong anh/chị luật sư tư vấn giúp em Em chân thành cám ơn.

 

>> Giải đáp thắc mắc luật BHXH qua tổng đài: 1900.6169

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về thời hạn xét xử vụ án dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:

 

“Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

 

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

 

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

 

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

 

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

 

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

...”

 

Như vậy, vụ án của bạn sẽ được giải quyết trong thời hạn nêu trên. Nếu quá trình xác minh của Tòa án vượt quá thời hạn mà pháp luật cho phép, vi phạm trình tự thủ tục tố tụng dân sự thì bạn có thể khiếu nại hành vi của Tòa án theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

 

“Điều 25. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự

 

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự.

 

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.”

 

Thứ hai, trường hợp xét xử vắng mặt bị đơn:

 

“Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

 

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

 

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

 

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

 

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

 

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

 

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

 

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

 

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

 

Theo đó, nếu đã được triệu tập đến lần thứ 2, mà phía bị đơn không có mặt, thì bạn có căn cứ để gửi đơn yêu cầu Tòa Án xét xử vắng mặt.

 

Trường hợp bạn báo mất sổ thì cơ quan bảo hiểm xã hội có căn cứ để cấp lại sổ cho bạn. Tuy nhiên, sau khi cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, bạn vẫn phải nộp sổ đó đến công ty để công ty phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Kiện đòi sổ bảo hiểm xã hội . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ: 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

C.V Hoàng Ngàn. Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo